Những người tham gia Thượng hội đồng Đức vào tháng 9 năm 2022 đã bỏ phiếu thành lập một cơ quan kiểm soát sẽ giám sát vĩnh viễn Giáo hội ở Đức.

Theo tài liệu này, một hội đồng thượng hội đồng như vậy sẽ ra đời sau khi một “ủy ban thượng hội đồng” được thành lập, sau đó sẽ cân nhắc các chi tiết của cơ quan quản lý Giáo Hội ở tầm mức quốc gia này.

Theo kế hoạch của Tiến Trình Công Nghị, Hội Đồng Thượng Hội Đồng sẽ bao gồm 27 giám mục giáo phận, 27 thành viên do tổ chức giáo dân ZdK bầu chọn và 10 thành viên do họ cùng bầu.

Ủy ban sẽ do chủ tịch hội đồng giám mục và chủ tịch của ZdK làm chủ tịch.

Hội đồng thượng hội đồng thường trực sẽ hoạt động “như một cơ quan tư vấn và ra quyết định về những phát triển thiết yếu trong Giáo hội và xã hội”.

Quan trọng hơn, nó sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có ý nghĩa cấp giáo phận đối với kế hoạch mục vụ, các vấn đề về tương lai và các vấn đề ngân sách của Giáo hội mà không được quyết định ở cấp giáo phận”.

Những người chỉ trích kế hoạch đã đưa ra những so sánh với cơ chế Xô Viết Tối Cao dưới thời Liên Xô cộng sản và cáo buộc các giám mục Đức đã phát minh lại các cấu trúc Tin lành hiện có.

Vào tháng 6 năm 2022, Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học được coi là thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết không thể có “công đồng đồng nghị”, xét theo lịch sử và thần học của Giáo hội: “Các công đồng không thể tồn tại lâu dài về mặt thể chế. Truyền thống của Giáo hội không biết đến một chính phủ Giáo hội đồng nghị. Một hội đồng tối cao thượng hội đồng, như được dự kiến hiện nay, không có cơ sở trong toàn bộ lịch sử của hiến pháp. Nó sẽ không phải là một sự đổi mới, mà là một phát minh chưa từng có.”

Đức Hồng Y Kasper trước đây đã cáo buộc những người tổ chức Synodale Weg, còn được gọi là “Tiến Trình Công Nghị”, sử dụng một “thủ thuật tiệm tiến” để tạo thành một cuộc đảo chính.

Đức Hồng Y Kasper, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Sự hiệp nhất Kitô giáo, người từng là giám mục của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến 1999, cho biết tiến trình của Đức có thể so sánh với các cấu trúc cộng sản ở Liên Xô. Đức Hồng Y cho rằng Giám Mục Bätzing “là một nhà khoa học chính trị, không phải một nhà thần học, khi bày tỏ quan điểm này một cách mạnh mẽ, đề cập đến một công đồng thượng hội đồng như như một Xô Viết Tối Cao.”

Đức Hồng Y nói tiếp: “'Soviet' là một từ tiếng Nga cổ có nghĩa chính xác là cái mà chúng ta gọi là 'Rat', một hội đồng trong tiếng Đức. Một Hội Đồng liên bang tối cao như vậy trong Giáo hội rõ ràng không phải là một ý kiến hay. Một hệ thống hội đồng như vậy không phải là một ý tưởng của Kitô giáo, mà là một ý tưởng đến từ một tinh thần hoặc phi tinh thần hoàn toàn khác. Nó sẽ bóp nghẹt sự tự do của Thần Khí, và phá hủy cấu trúc mà Chúa Kitô đã muốn cho Giáo Hội của Người.”

Đáp lại các chỉ trích của Hồng Y Kasper, Bätzing cho biết mặc dù bức thư từ Rôma tuyên bố rõ ràng rằng các giám mục không bắt buộc phải tham gia vào một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy, nhưng ông lưu ý vào ngày 23 Tháng Giêng rằng bản thân khái niệm về một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy “không bị đặt vấn đề trong lá thư mới nhất từ Rôma”.
Source:Catholic News Agency