Tìm kiếm lợi ích chung là điều tối quan trọng

Phát biểu trước các thành viên của Tổ chức “Bước vào Thiên Niên Kỷ” (Centesimus Annus Pro Pontefice) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải đặt để “cộng đồng” vào trung tâm của mọi sự phát triển kinh tế xã hội.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn các thành viên của Tổ chức “Bước vào Thiên Niên Kỷ” (Centesimus Annus Pro Pontefice) đã cam kết không ngừng trong việc phát huy vào trọng tâm của con người là lợi ích chung, tình đoàn kết và sự hỗ trợ trong công việc và sứ mệnh, và ngài nhắc lại niềm tin của mình rằng “không ai được cứu rỗi một mình”.

Phát biểu trước các đại diện của Tổ chức tại Vatican, ĐTC khuyến khích họ tiếp tục “suy nghĩ và hành động về cộng đồng”, tạo nên không gian cho tha nhân và làm việc vì “một tương lai mà mọi người có thể tìm thấy vị trí của mình và có chỗ đứng của mình trên thế giới”.

“Một cộng đồng biết cách mang lại tiếng nói cho những người không có tiếng nói là điều tất cả chúng ta cần làm.”

Hoạt động vì cộng đồng

Tổ chức “Bước vào Thiên Niên Kỷ” (Centesimus Annus Pro Pontefice) kỷ niệm 30 năm thành lập với một hội nghị mang tên “Ký ức để xây dựng tương lai: Suy tư và hành động cho cộng đồng.”

Nhắc lại việc thành lập Tổ chức có tên và sự ra đời của thông điệp Ngàn Năm của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, được viết vào dịp kỷ niệm 100 năm Thông điệp “Đổi Mới Địa Cầu” (Rerum Novarum) lịch sử của Đức Lêô XIII, Đức Thánh Cha nói rằng Tổ chức đã đặt lý tưởng đường hướng dẫn dắt Tổ chức là nghiên cứu và phổ biến Học thuyết xã hội Giáo hội, “cố gắng chứng tỏ rằng đây không chỉ là lý thuyết, mà có thể trở thành một lối sống đạo đức để làm cho các xã hội xứng hợp với con người phát triển.”

Tính trọng tâm của con người là công ích, tình đoàn kết và hỗ trợ, trong ba mươi năm qua đối với anh chị em đã được biến thành những hành động cụ thể và thúc đẩy trái tim và hành động của rất nhiều người.

Đức Thánh Cha cảm ơn những người có mặt vì nhiều năm làm việc cho các giá trị, đặc biệt vì đã nhận và khởi động lại những đóng góp mà ngài đã “cố gắng thực hiện để phát triển Học thuyết Xã hội trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium).

Giải thích và cảnh báo về nguy cơ “một nền kinh tế không lành mạnh” bằng cách chỉ ra rằng nền kinh tế hiện tại “hủy diệt” bằng cách “lên án mô hình kinh tế tạo ra sự lãng phí và thúc đẩy cái có thể được gọi là 'toàn cầu hóa của sự lãnh cảm' ”, ĐTC kêu gọi những người hiện đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế hãy cam kết tạo điều kiện cho một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

ĐTC cho hay: Các bạn biết đấy, mọi người có thể mang lại lợi ích như thế nào khi đặt con người vào trung tâm, không coi thường người lao động và tìm cách tạo ra điều tốt đẹp cho tất cả mọi người.”

Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn của ngài trong thông điệp Laudato si' liên quan đến “sự nguy hại do mô hình kỹ thuật thống trị gây ra” và lời kêu gọi của ngài đối với hệ sinh thái toàn diện, “nơi mà 'mọi thứ đều phải được kết nối', 'mọi thứ đều có liên đới với nhau' và vấn đề môi trường không thể tách rời khỏi các vấn nạn xã hội.”

“Mọi thứ đều được kết nối, mọi thứ đều có liên quan và vấn đề môi trường không thể tách rời khỏi vấn đề xã hội.”

Không ai được cứu một mình

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại niềm tin của ngài rằng việc chăm sóc môi trường và chăm sóc người nghèo luôn song hành với nhau, chúng “đứng vững hoặc gục ngã cùng nhau.”

“Xét cho cùng, không ai được cứu rỗi một mình và việc khám phá lại tình huynh đệ và tình bạn xã hội là điều quyết định để không sa vào chủ nghĩa cá nhân khiến con người mất đi niềm vui sống!”

Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao về tiêu đề của hội nghị mà theo ngài, phát xuất từ thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) của ngài và từ bài phát biểu năm 2014 trước những người tham dự viên cuộc họp thế giới của các Phong trào Bình dân.

ĐTC nói: “Nhân dịp này, tôi nhấn mạnh Đoàn kết là một từ không phải lúc nào cũng được ưa chuộng; nhưng đó là một từ thể hiện nhiều hơn các hành động riêng lẻ. Đó là suy tư và hành động về mặt cộng đồng, ưu tiên cuộc sống của tất cả mọi người hơn là chiếm đoạt của cải của một số ít. Nó cũng là việc đấu tranh chống lại các nguyên nhân làm cho nghèo đói, bất bình đẳng, thiếu việc làm, chiếm hữu đất đai và nhà ở, từ chối các quyền xã hội và lao động. Đó là những tác động hủy diệt của một thể chế tiền bạc: buộc phải di dời, di cư, buôn người, ma túy, chiến tranh và bạo lực.”

“Đoàn kết, hiểu theo nghĩa sâu sắc nhất, là cách làm nên lịch sử.”

Tập trung vào vai trò quan trọng của cộng đồng, ĐTC dẫn lời một luật gia người Ý, Paolo Grossi, người đã phát biểu “Cộng đồng luôn là nơi giải cứu cho những người cô thân yếu thế và mang lại tiếng nói cho những người thấp cổ bé miệng!”

Kiến tạo không gian

Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục, “để cộng đồng thực sự trở thành một nơi mà những người yếu đuối và không có tiếng nói có thể cảm thấy được chào đón và lắng nghe, điều cần thiết là mọi người hãy góp sức kiến ‘tạo không gian’.”

“Mọi người hãy rút lại cái tôi của mình một chút, để cho phép tha nhân tồn tại.”

ĐTC nói đạo đức là “quà tặng” chứ không phải “là một vật trao đổi”. ĐTC cho biết công việc có giá trị của Tổ chức “Bước vào Thiên Niên Kỷ” Centesimus Annus có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của một cộng đồng nơi có không gian cho người khác, một tương lai nơi mọi người có thể tìm thấy vị trí của mình, một cộng đồng biết cách đưa ra tiếng nói cho những người không có tiếng nói.

“Một cộng đồng mà chúng ta có thể cùng nhau bước đi trên con đường hòa bình.”