Nhà tâm lý học khuyến cáo làm thế nào mà người Kitô giáo có thể chống lại chủ nghĩa vật chất.

Chúa Giêsu Kitô cực lực lên án tội tham lam hơn bất kỳ một thứ tội lỗi nào khác. Thế nhưng, mặc cho những lời cảnh cáo đó, những người Kitô giáo vẫn còn rất dễ bị cuốn hút vào lối sống hưởng thụ vật chất đến mức mà họ không thể ngờ nổi, đó là lời nhận xét của một nhà tâm lý học Công Giáo.

Tiến sĩ Ray Guarendi, là tác giả, là người điều hành chương trình phát thanh và là người cha của 10 đứa con, đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà những người Kitô giáo ở Phương Tây đang bị mắc bệnh dịch gây ra bởi chủ nghĩa hưởng thụ và những tác hại mà tội tham lam có thể gây ra cho những cặp hôn nhân, các gia đình và từng cá nhân Kitô giáo.


Hỏi (H): Thì đó chính là những khuynh hướng chọn lựa, như một làn sóng, nơi xã hội tự do qua tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống từ: nhà cửa, công ăn việc làm, hình thức biểu hiện bên ngoài, đến các mối quan hệ, lẫn việc sở hữu mọi thứ. Thì thưa tiến sĩ, đâu là những lãnh vực chính mà chủ nghĩa thụ hưởng đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc tới thái độ của những người Kitô giáo, khiến họ không tài nào có thể nhận ra được?

Tiến Sĩ Guarendi (T): Thưa, chủ nghĩa hưởng thụ, đối với tôi, là Tội Lổi Số 1 của những người Kitô giáo-đó là thứ tội lỗi ảnh hưởng mạnh nhất đến hầu hết mỗi người trong chúng ta. Đơn giản là chúng ta đã lún quá sâu vào đến nổi chúng ta không còn thể nhận ra nó nữa. Mong ước của chúng ta là muốn sở hữu mọi thứ, thì mong ước đó dường như vượt hẳn tất cả mọi chuyện. Chúng ta đã bị nó làm cho sao lãng, chúng ta muốn làm chủ, chúng ta bị nó cám dỗ và bị nó lôi cuốn. Chúng ta thường nghĩ về Thiên Chúa ít hơn là chúng ta nghĩ về nó - nó đã lấn chiếm nhiều thời giờ của chúng ta hơn là thời gian chúng ta dành ra, để cùng nhịp bước với Thiên Chúa. Và đó cũng là lý do tại sao mà Thiên Chúa cực lực lên án về tội tham lam này trong Sách Tân Ước hơn bất kỳ những điều gì khác.

Một phần của vấn nạn này cũng chính là nền văn hóa Mỹ Quốc của chúng ta, xem chủ nghĩa hưởng thụ và tất cả mọi thứ vật chất như là một phần không thể thiếu của cuộc sống đời thường. Nó chỉ đơn giản là thế, đó là cách mà mọi người bị cuốn hút vào. Thế nhưng, làm sao mà chuyện đó có thể là điều sai trái cho được? Thưa, nó sẽ là sai trái, nếu như, nó đánh vào yếu điểm của chúng ta, vào việc chúng ta là ai. Chủ nghĩa tiêu thụ cũng tương đồng với việc coi mình như là vũ trụ của thế giới (self-centeredness), tự cao, tự phụ, cùng với những mong muốn ích kỹ. Hầu hết mọi người đủ sống hay sống dư dã chút ít. Điều đó có nghĩa là họ không còn có thể cho tiền, hay bỏ ra thời gian, hay chỉ đơn giản có dư chút đỉnh. Vẫn thường khi các nhà truyền giáo đến những giáo xứ và thực hiện cuộc quyên tiền lần thứ hai, thì con số của tờ 1 đô la rất là ít và thảm thiết. Công Giáo là nhóm tôn giáo giàu nhất ở Hoa Kỳ, thế nhưng, chúng ta lại là người dâng cúng tiền ít nhất. Rũi thay, chúng ta không thể nhìn thấy được bởi vì chúng ta giống như những con cá vậy, chúng ta không cảm nhận thấy được nước chảy xung quanh chúng ta. Chúng ta cần phải nổ lực nhận ra được chủ nghĩa tiêu thụ và phải cố tránh nó trong xã hội của chúng ta.

Khi các con trẻ đi đâu đó, chẳng hạn như: siêu thị, nhà hàng, các buổi tiệc tùng, tới những nhà khác và thậm chí tới nhà thờ, thì chúng sẽ được thưởng. Chúng ta có và sở hữu mọi thứ cũng giống hệt như hơi thở của chúng ta vậy, và nó đã trở thành một phần trong cung cách sống của chúng ta. Chúng ta phải kiên tâm và sẳn lòng trí để nhận biết và chống lại chủ nghĩa tiêu thụ này đang xảy ra và lấn áp đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta cúng biếu cho nhà thờ số tiền mà chúng ta đi ăn ở nhà hàng hay đi mua sắm, hoặc bao nhiêu phần trăm lãi mà chúng ta phải trả thật sự không cần thiết tí nào, thì khi đó Giáo Hội mới có thể giúp đở được rất nhiều người. Trong nền văn hóa của chúng ta, việc trở thành một người tiêu dùng được xem như là một người có cuộc sống tốt-thế nhưng nó đã làm cho chúng ta sao lãng khỏi cuộc sống tốt đẹp vô định thời sau. Ông Adam và bà Evà đã có tất cả mọi thứ, ngoại trừ một cây vã. Và dĩ nhiên, cái cây đó cũng là điều mà họ muốn có nhất.

(H): Với sự gia tăng của chủ nghĩa hưởng thụ, thưa tiến sĩ, ông nhận thấy hiện tượng này đã ảnh hưởng như thế nào đối với các gia đình, các cặp hôn nhân và các trẻ em Kitô giáo?

(T): Thưa, là một chuyên gia tâm lý trị liệu, một trong những điều đầu tiên mà tôi chữa trị cho một đứa trẻ có vấn đề về hành vi đạo đức chính là hỏi xem cha mẹ của đứa trẻ ấy đánh giá lại những thứ bánh kẹo mà đứa trẻ đó ăn, những hoạt động và những quyền lợi ưu tiên nào mà cha mẹ đó dành cho đứa trẻ. Trẻ con vẫn thường hay bị những thứ đồ vật, những tiện nghi giải trí cuốn hút, và do đó, nó ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của chúng.

Còn một trong ba sự căng thẳng lớn xảy ra trong các cặp hôn nhân và gia đình, chính là chuyện tài chánh. Chúng ta là một quốc gia giàu có nhất, nếu xét về mặt văn hóa, hơn tất cả những quốc gia khác trên thế giới, thế nhưng sự bất đồng về tài chánh của chúng ta, về chuyện nhà cửa và về khả năng mua sắm mọi chuyện vẫn còn rất căng. Vì mức độ mà chúng ta muốn có mọi chuyện, do đó, chúng ta phải làm việc. Điều đó có nghĩa là người cha và thỉnh thoảng người mẹ thường vắng nhà và phải đi làm suốt cả ngày để cho họ và các con cái của họ có thể có được tất cả mọi thứ mà họ muốn. Điều này dẫn tới điều mà tôi gọi là “hệ thống đền bù về việc cha mẹ đi làm.”

Những người mẹ thường không phải đi làm, nhưng, như các bạn thấy đó, họ phải đi làm bởi vì thói quen chi tiêu trong gia đình. Họ mệt mõi khi họ về đến nhà, và họ cảm thấy tội lỗi là họ không có bỏ ra nhiều thời gian cho các con cái của họ, và cũng chính vì thế mà họ rất ái ngại khi phải bỏ ra chút thời gian để phạt con cái họ vì cách cư xử không đứng đắn của chúng. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng dạy dổ và áp dụng hình thức kỷ luật của họ đối với con cái, mà hậu quả sau cùng là, cha mẹ phải gánh chịu. Nếu cha mẹ làm việc nhiều và thêm giờ, thì họ không thể giám sát con cái của họ; do đó, con cái của họ sẽ tự chúng lớn lên mà không có sự hướng dẫn của cha mẹ.

Những người chồng thường hay mua nhiều thứ đồ chơi hơn là những người vợ của họ bởi vì họ cho rằng có như thế mới xứng là đàn ông, và có như thế họ mới thụ hưởng cuộc sống. Ở mức độ thiển cận, họ cho rằng họ phải có những thứ đồ mới nhất, tốt nhất, và thậm chí, kể cả những người vợ của họ nữa. Họ nghĩ rằng: “Vợ tôi càng ngày càng già đi, do đó, chắc hẳn phải có một thần tượng trẻ ngoài đời đẹp hơn và trông có vẻ sáng sủa hơn vợ tôi.”

Khi bạn học biết là bạn cần những thứ đó, thì những mong muốn của bạn không chỉ dừng ở những vật nhạt nhẻo, buồn tẻ. Bạn muốn những người khác và những mối quan hệ mà bạn có phải trở nên tốt đẹp hơn những gì mà bạn hiện có. Khi bạn không hài lòng với những gì mà bạn có, thì nó không chỉ dừng lại với những món hàng tiêu dùng không thôi. Điều này thường dẫn đến những phi vụ, những chuyện tình ái lăng nhăng vì lý do cơ bản chủ yếu chính là sự bất đồng, sự không thỏa mãn.

Sự bất mãn không có liên hệ gì cả đến những gì mà chúng ta có, mà nó chính là khoảng cách giữa những gì chúng ta có và những gì chúng ta muốn.

(H): Ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong suốt những thập kỷ qua đã góp phần vào việc gọi là, sự tự do chọn lựa, bằng cách để cho mọi người có phương tiện để đề ra nhiều mục tiêu và mong ước khác nhau. Thế thưa tiến sĩ, điều này đã ảnh hưởng như thế nào vào khả năng của một người Kitô giáo để thực hiện trọn ơn gọi suốt cuộc đời mình, đặc biệt là ơn gọi về cuộc sống tu trì hay cuộc sống linh mục?

(T): Thưa, khoảng cách giữa những gì tôn giáo chấp nhận và xem nó như là một lối sống và kiểu sống sẳn có hiện hành tại Tây Phương thì rất là lớn, và ngày càng trở nên rộng lớn hơn trong vài thế hệ vừa qua. Những ơn gọi đến từ Phi Châu thì hiện đang bùng nổ một phần chính là vì đời sống tôn giáo ở Phi Châu là một đời sống có giáo dục và có sức lôi cuốn so với những kiểu sống khác trong nền văn hóa tại các quốc gia đó.

Ở Phương Tây, nếu đem so sánh nó với phần còn lại của xã hội, thì đời sống tôn giáo không được coi là một đời sống “thanh nhàn” và “đầy đủ” cho lắm. Khoảng cách vẫn còn rất lớn, do thế mọi cam kết thì lại còn lớn hơn nữa. Cam kết vào đời sống linh mục hay vào ơn gọi của đời sống tu trì cần phải được dưỡng nuôi hằng ngày, sở dĩ là hằng ngày, vì nó là một lời nhắc nhở về việc anh hay chị phải biết từ bỏ những gì mà mình có. Còn các con trẻ thời nay thì có tất cả mọi thứ. Đối với chúng, để đáp lại lời mời gọi về đời sống tu trì, thì lời mời gọi đó phải thật là mạnh mẽ. Chúng phải quay lưng, từ bỏ những gì là của một cuộc sống “tốt đẹp, đầy đủ” để chỉ cam kết vào cho Chúa Kitô không thôi.

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa mà khoảng thời gian chú ý (attention span) rất là ngắn ngũi. Chúng ta định nghĩa sự tốt đẹp, sự hoàn hảo của cuộc sống bằng tính thay đổi, bàng sự biến thiên của cuộc sống, bằng sự phát triển không ngừng của nó và những thay đổi mà cuộc sống mang lại. Cam kết vào một điều gì đó trong cuộc sống, như chuyện hôn nhân chẳng hạn, nếu xét về mặt tâm lý, thì có thể được xem như là một điều gì đó khó mà có thể thở nhào, nhẹ nhõm cho lắm. Chúng ta không thể cam kết vào bất kỳ một điều gì cả. Theo truyền thống, sự cam kết và tính ổn định, bền chắc đang bị coi nhẹ trong thời đại ngày nay. Xét về mặt tâm lý, chúng ta đã thành công trong việc xem những gì là tốt đẹp bên ngoài của cuộc sống để từ đó coi nhẹ nền văn hóa, và những giá trị truyền thống của chúng ta.

(H): Thưa tiến sĩ, làm cách nào mà những người Kitô giáo có thể phán đoán, hay lượng định được rằng chủ nghĩa tiêu thụ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đến cở nào? Và đâu là những câu hỏi, mà tất cả mọi người Kitô giáo, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ, có thể tự hỏi để quyết định xem về sự thâm nhập của nó?

(T): Thưa, sau đây là những điều mà bạn có thể tự hỏi chính mình:

Nếu tôi được yêu cầu là nên đóng góp cho nhà thờ, thì liệu là tôi có sẳn sàng làm điều đó không? Hay là tôi trả lời là tôi rất muốn lắm, nhưng tôi lại không thể đóng góp về mặt tài chánh? Thì đây chính là dấu chỉ cho thấy là chúng ta đang sống đúng hay vượt khỏi những giới hạn về tài chánh.

Tôi cần có bao nhiêu thứ? Mọi người thường nghĩ là họ không cần phải đóng góp cho nhà thờ bởi vì họ có quá nhiều thứ để mua sắm, có quá nhiều khoản phải trả hằng tháng; và do vậy, họ không có dư tiền để cúng cho nhà thờ.

Có bao nhiêu lãi suất, hay lời lã tôi cần trong cuộc sống của tôi? Tôi có thời gian rãnh rổi hay không? Tôi có nhận được tiền miễn phí không? Tôi có năng lực dư thừa không? Có phải tôi quá bận rộn khi làm một điều gì đó cho một người nào đó chăng? Hãy nhìn vào cuộc sống bận rộn của bạn và xem xét xem bao nhiêu thứ là cần thiết.

Bạn phải xét xem điều gì đòi hỏi thời gian của bạn và liệu là bạn có thể lý giải cho việc đó không? Thậm chí, nếu bạn có đủ khả năng để có những thứ đó, thì bạn cũng chẳng cần phải có những thứ đó. Hãy nhìn xem là bạn có thường hay sử dụng những thứ đó không, đặc biệt là những món đồ chơi hay những thứ đồ lớn lao. Bạn hãy tự hỏi: Có phải tôi bỏ mặc người khác để chăm sóc cho những thứ đồ này của tôi chăng? Loại thời gian nào mà tôi bỏ ra cho con cái và gia đình của tôi?

Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà to lớn, thậm chí là khi bạn có đủ khả năng để trả tiền nhà, thì việc bảo tồn ngôi nhà lớn đó không thôi cũng đã chiếm hết tất cả thời giờ của bạn. Thiên Chúa không bao giờ hỏi nhà của con rộng lớn đến cở nào. Ngài sẽ hỏi bạn là bạn bỏ ra bao nhiêu giờ giấc cho gia đình của bạn.

Có phải con cái của tôi có quá nhiều thứ chăng? Các con trẻ cần khoảng năm loại đồ chơi, và nhiêu đó thôi, cũng là đủ lắm rồi. Chúng có thể vẽ, đọc và ghép hình mọi thứ. Tôi dùng một quy luật cơ bản đó là: Bỏ khoảng 90% tất cả những đồ chơi mà các con tôi có. Thì việc làm đó sẽ giúp làm cải thiện mức độ không hài lòng, hay mức độ bực tức của bạn với các con trẻ, và nó sẽ giúp làm cải thiện thái độ và lòng biết ơn của chúng. Đem cho những thứ đồ chơi đó đi. Dĩ nhiên, là tôi không phải nói là bạn phải nên sống như Thánh Phanxicô; nhưng là bạn nên giữ cho mọi thứ ở mức vừa phải.

Có phải những thứ mà tôi có can dự vào khả năng của tôi, để tôi có thể giúp đở và có các mối quan hệ với mọi người? Bạn càng có nhiều thứ bao nhiêu, thì bạn càng bị chúng điều khiển bạn nhiều bấy nhiêu.

(H): Thưa tiến sĩ, làm sao mà người Kitô giáo có thể đáp trả và chống lại chủ nghĩa tiêu thụ?

(T): Thưa, cách giản đơn để đối phó với nó chính là: đem cho nó đi hay là không nên mua sắm nó. Hãy xem xét kỹ lại khắp nhà; và đếm xem tất cả những thứ đồ chỉ nằm một chổ mà thôi. Chúng chẳng có mục đích gì cả ngoài việc trang điểm cuộc sống của chúng ta mà thôi. Hãy xem xét xem bạn chi bao nhiêu tiền. Nếu có ai đó đang bị thương tật, hay cần đến sự giúp đở của bạn, liệu bạn chỉ có thể giúp cho họ được có mỗi $5 hay sao? Tại sao bạn lại không cho họ nhiều hơn nữa?

Hầu hết những người Kitô giáo xem việc quyên cúng trong nhà thờ như là chuẩn mực của sự rộng lượng. Trong sách Cựu Ước, việc đóng góp này chỉ là một phần trăm nhỏ nhoi. Thế nhưng, trong Sách Tân Ước, thì tiêu chuẩn đó là, cho người khác chiếc áo khoác thứ hai mà bạn có-điều đó có nghĩa là cho đi 50% những gì mà bạn có cho nhà thờ.

Chủ nghĩa tiêu thụ chẳng giúp gì cả về đạo đức của cuộc sống chúng ta. Nó chính là một sự xói mòn tinh xảo về đức hạnh của người Kitô giáo. Nó tàn phá đi một nhịp bước của người Kitô giáo cùng với Thiên Chúa, vì lẽ, nó như một mãnh lực lôi cuốn người Kitô giáo rời xa Chúa.

Chủ nghĩa tiêu thụ cũng còn là sự tự hưởng thụ - cuộc sống là phải biết cho đi, chứ không phải chỉ để lãnh nhận. Chủ nghĩa vật chất hoàn toàn đối chọi hẳn với cách sống của người Kitô giáo, vì lẽ, lối sống của người Kitô giáo là phải biết tự dâng hiến mình đi, quên đi mạng sống mình vì người khác, và cho đi tất cả những gì mình sở hữu.

Chúng ta cần phải tự nhìn về chính bản thân chúng ta, về các ngôi nhà của chúng ta và về cách mà chúng ta sống theo cái nhìn chủ quan, phiến diện. Hãy nhìn vào điều gì sẽ giúp chúng ta đến được nước thiêng đàng, và những gì đã tách xa chúng ta ra khỏi bước nhịp cùng với Thiên Chúa.