Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay – C
(Lc 9, 28b-36)
Bước vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố biến hình của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.
Thánh sử Luca nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa ba ông lên núi cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện... bỗng có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình :
1. Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
2. Tại sao Môise và Êlia lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?
3. Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?
Chúng ta biết, trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Lc 9, 14). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Lc 9, 22). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Lc 9, 33). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?
Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Phêrô được chọn, vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô của Thiên Chúa” và được Đức Giêsu trao cho chìa khóa Nước Trời (x.Mt 16, 19). Hơn nữa, cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa! ” (Ga 21, 17). Phần Gioan, vì đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là “người môn đệ Chúa yêu” (Ga 21, 20). Còn Thánh Giacôbê, là vì phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” (Mt 20, 22), ông giữ lời và đã đi đến cùng điều ông cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.
Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môisen và Êlia?
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về Người. Có kẻ cho Người là Đấng Kitô, kẻ khác cho là Môisen hoặc Êlia, Giêrêmia hay là một tiên tri (x.Lc 9,19).
Người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó là của Thiên Chúa, không thuộc về Người. Trong lúc biến hình đàm đạo với Môisen và Êlia, Người khẳng định mình còn hơn cả Môisen và Êlia nữa. Môisen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Chúa Giêsu, Người dạy chúng ta rằng Người là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Người biến hình cùng với Êlia là người đã không chết.
Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, Phêrô đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỷ, đưa mọi người về với Đức Kitô. Êlia đã làm cho kẻ chết sống lại, các Tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môisen và Êlia hiện ra đàm đạo với mình.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta được chiêm ngưỡng :
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong biến cố Chúa biến hình. Chúa biến hình là hình ảnh loan báo trước cho biến cố Chúa Phục Sinh. Chúa mạc khải vinh quang mình cho các tông đồ với lời xác nhận của Thiên Chúa Cha: “Ðây là Con Ta Yêu Dấu!” (Lc 9, 35). Trong ánh sáng vinh quang, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ .
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa biến hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, mà còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa gửi đến. Ngoài Lề Luật nơi ông Môisen và lời tiên tri nơi sứ ngôn Êlia, còn vang lên Lời của Thiên Chúa Cha chỉ cho chúng ta biết “Con Yêu Dấu của Ngài”, và mời gọi chúng ta “hãy nghe lời Người” (Lc 9, 34).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn chúng ta lên Núi Thánh. Ở đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con.
Chúa biến hình, loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt, con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Người.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta cũng biết biến đổi : biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người ; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 9, 28b-36)
Bước vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố biến hình của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.
Thánh sử Luca nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa ba ông lên núi cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện... bỗng có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình :
1. Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
2. Tại sao Môise và Êlia lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?
3. Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?
Chúng ta biết, trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Lc 9, 14). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Lc 9, 22). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Lc 9, 33). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?
Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Phêrô được chọn, vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô của Thiên Chúa” và được Đức Giêsu trao cho chìa khóa Nước Trời (x.Mt 16, 19). Hơn nữa, cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa! ” (Ga 21, 17). Phần Gioan, vì đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là “người môn đệ Chúa yêu” (Ga 21, 20). Còn Thánh Giacôbê, là vì phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” (Mt 20, 22), ông giữ lời và đã đi đến cùng điều ông cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.
Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môisen và Êlia?
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về Người. Có kẻ cho Người là Đấng Kitô, kẻ khác cho là Môisen hoặc Êlia, Giêrêmia hay là một tiên tri (x.Lc 9,19).
Người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó là của Thiên Chúa, không thuộc về Người. Trong lúc biến hình đàm đạo với Môisen và Êlia, Người khẳng định mình còn hơn cả Môisen và Êlia nữa. Môisen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Chúa Giêsu, Người dạy chúng ta rằng Người là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Người biến hình cùng với Êlia là người đã không chết.
Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, Phêrô đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỷ, đưa mọi người về với Đức Kitô. Êlia đã làm cho kẻ chết sống lại, các Tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môisen và Êlia hiện ra đàm đạo với mình.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta được chiêm ngưỡng :
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong biến cố Chúa biến hình. Chúa biến hình là hình ảnh loan báo trước cho biến cố Chúa Phục Sinh. Chúa mạc khải vinh quang mình cho các tông đồ với lời xác nhận của Thiên Chúa Cha: “Ðây là Con Ta Yêu Dấu!” (Lc 9, 35). Trong ánh sáng vinh quang, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ .
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa biến hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, mà còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa gửi đến. Ngoài Lề Luật nơi ông Môisen và lời tiên tri nơi sứ ngôn Êlia, còn vang lên Lời của Thiên Chúa Cha chỉ cho chúng ta biết “Con Yêu Dấu của Ngài”, và mời gọi chúng ta “hãy nghe lời Người” (Lc 9, 34).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn chúng ta lên Núi Thánh. Ở đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con.
Chúa biến hình, loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt, con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Người.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta cũng biết biến đổi : biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người ; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ