Kiệu lá: Mátthêu 21: 1-11
Thánh Lễ : Isaia 50: 4-7; T.vịnh 21; Philipphê 2: 6-11; Mátthêu 26: 14-- 27:66

Những ngày này thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn. Nhưng, nếu chúng ta đã đầu tư vào quả Việt quất thì chúng ta đã đầu tư đúng. Các bạn có để ý quả việt quất đã được phổ biến như thế nào không? Nó đi vào trong hầu hết các bữa ăn đều có quả việt quất. Tôi có một người bạn làm bánh nướng cho chồng chị ta bằng quả việt quất vào mỗi bửa sáng. Bởi thế hôm tôi hỏi chị ta về quả việt quất; chị ta trả lời "Thật đấy, quả việt quất giúp trí nhớ chúng ta". Câu trả lời đó có nói lên điều mà phần đông chúng ta thường quan tâm phải không? Sự lo sợ mất trí nhớ, và điều đó có liên can đến những liên hệ của chúng ta trong quá khứ và trong hiện tại, làm chúng ta phải ăn quả việt quất. Nhất là khi chúng ta chơi ô chử và để ý đến những câu chuyện đặc biệt trên truyền hình về cách cải thiện trí nhớ của chúng ta. Chúng ta đang cố gắng giữ cho tinh thần và trí nhớ chúng ta luôn hoạt động mạnh mẻ.

Nhưng, mặc dù với các cố gắng đó, chúng ta vẫn quên ngày tháng, những giờ hẹn, tên của những người khác mà chúng ta đã gặp. Thật là lúng túnf khi có ai đó nhắc chúng ta nhớ lại những ngày giờ hẹn mà chúng ta đã quên, hay quên tên của một người mà chúng ta vừa mới gặp.

Dù vậy, có nhiều sự kiện quan trọng mà chúng ta cần nhớ như: ngày sinh. ngày kỷ niệm đám cưới (tôi hy vọng như thế!), ngày qua đời của một người thân thương, ngáy sinh của một đứa con, hay một đứa cháu (nội/ ngoại).

Có những sự kiện khác chúng ta vẫn nhớ - phần đông trong chúng ta, là những người cao niên, chúng ta nhớ chúng ta đã ở chỗ nào khi chúng ta nghe tin Tổng Thống Kennedy bị ám sát. Những người thích âm nhạc nhớ ngày John Lennon bị giết năm 1980. Chúng ta nhớ và thường hay nhắc lại ngày lễ kỷ niệm về vụ Ông Martin Luther King Jr. bị giết. Hay tin tức truyền thông hằng năm hay nhắc lại vụ tai nạn xe hơi giết công nương Dianna ở Pháp.

Những cái chết của những người đó thật vô nghĩa. Thật là bạo lực, và đầy bất ngờ, không ai có thể biết trước được. Khi chúng ta nhớ lại những vụ án đó; khiến chúng ta đầy xúc cảm. Tuần lễ này, chúng ta, những người có đức tin nhớ lại cái chết đầy bạo lực khác. Đối với người nghĩ đến sự chết của Chúa Giêsu, có thể xem như là cái chết của một danh nhân được yêu mến mà đời sống đã đưa đến một cái chết bất ngờ. Hôm nay chúng ta nghe bắt đầu câu chuyện sự chết đó lúc Chúa Giêsu đi vào thành Giêrusalem lần cuối. Đối với Chúa Giêsu, sự chết của Ngài không phải là một chuyện ngẩu nhiên, bất thình lình. Chúa Giêsu biết cái chết đó sẽ đến. Nhưng, dù sao đi nữa, để dùng hình ảnh trong bài của ngôn sứ Isaia đọc hôm nay: Chúa Giêsu trơ mặt ra như đá, không ngần ngại tiến vào thành Giêrusalem. Không có gì có thể làm cho Ngài tháo lui, ngay cả cảnh bạo lực mà Ngài sẽ gặp ở Giêrusalem. Dân chúng chế nhạo, khạc nhổ Ngài, đánh đòn Ngài. đâm vào tay và chân Ngài rồi chôn Ngài. Họ hy vọng đó là đòn kết thức, và nghĩ rằng các môn đệ của Ngài và đám đông quần chúng sẽ quên Ngài. Nhưng, có một điều mà các quan chức thời đó không dự định được là: Thiên Chúa là Chúa của sự sống, chứ không phải sự chết. Và Thiên Chúa có thể dựng nên sự sống ngay cả từ sự tan vỡ và cái chết.

Chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu, không phải vì Ngài đã có lần là một lãnh đạo tôn giáo dược yêu mến và nỗi tiếng. Nhưng là bởi từ sự chết và đến sự sống lại của Ngài. Trong cái chết đó là sự thông báo đầy đủ cho cho chúng ta biết Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế nào. Đó là lý do của cái chết của Chúa Giêsu - vì Ngài loan báo tình yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài nói về một vương triều bao gồm mọi quốc gia, mọi chủng tộc. tất cả các quốc tịch, tất cả các người thuộc những từng lớp kinh tế khác nhau. Một Vương Triều cho người Do thái và cả người ngoại nữa. Chúa Giêsu loan báo sự tha thứ của Thiên Chúa, và Ngài giảng về một Thiên Chúa sẽ đem các người đã lãng quên Ngài trở về với Ngài. Thiên Chúa đón nhận những ai sống bên lề xã hội và cả các tôn giáo có truyền thống khác.

Vì những lý do đó mà Chúa Giêsu là mối đe dọa cho các lãnh đạo tôn giáo Do thái và chính quyền La Mả. Bởi thế họ họp với nhau để loại bỏ Ngài và tin mừng của Ngài đem đến. Chúa Giêsu biết cuộc sống Ngài sẽ kết thúc như thế nào. Ngài nói một lần nữa với các môn đệ của ngài về điều gì sẽ xãy ra khi Ngài vẫn trung thành với tin mừng Ngài rao giảng. Và điều đó gây nên cái chết cho Ngài. Ngài có thể thay đổi tin mừng Ngài rao giảng, Ngài có thể ra đi rất xa để sống đến tuổi già, nhưng Ngài không muốn làm như thế.

Tuần này, chúng ta nhớ đến cái chết đầy bi thảm của Chúa Giêsu. Nhưng, đó không phải là một cái chết vô nghĩa, bởi vì đối với chúng ta đó là ý nghĩa cuộc sống. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta sống như thế nào là hãy sống cuộc đời trung thành như đứa con của Thiên Chúa và hơn thế nữa, Ngài sống lại từ cõi chết. Khi Ngài trở lại, Ngài sẽ ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài để chúng ta có thể sống như con cái của Thiên Chúa. Trí nhớ chúng ta không phải chỉ để ghi lại những sự kiện trong quá khứ làm cho chúng ta cảm thấy buồn phiền vvì cảm giác tội lỗi. Trong tuần này, chúng ta nhớ với lòng cảm tạ sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta ngay bây giờ và là một lời hứa cho tương lai của chúng ta.

Việc tốt nhất nhớ đến Chúa Giêsu là lãnh nhận sự hiện diện của Ngài trong bí tích Thánh Thể và để được Ngài nuôi dưởng bởi Thánh Thể để chúng ta có thể làm như Ngài đã làm - là đưa mặt ra trơ như đá trước bạo lực của thế giới chúng ta. Chúng ta biết Chúa Giêsu lúc ở thế gian chịu nhiều khổ cực thế trần. Nhưng, thân thể Chúa Kitô trong thế gian vẫn còn tiếp tục chịu đựng nhiều đau khổ. Vì Chúa Giêsu đã nói: Ta đói khát, bị lao tù và trần truồng. Chúng ta nhớ lại những lời đó và nhờ có sự nuôi dưởng của bí tích Thánh Thể, chúng ta tiếp tục phục vụ thân xác đau khổ của Chúa Kitô.

Sự thương khó của Chúa Giêsu trên cây thánh giá nói lớn lên tiếng nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, và sự kề cận của Ngài bên chúng ta. Qua sự thương khó của Chúa Giêsu, Thiên Chúa chọn đến ở gần với tất cả những ai đau khổ, vì bệnh tật, vì cô đơn mất mát, chán nản và nghiện ngập. Thiên Chúa gần gũi với tất cả những ai lấy tình thương đáp lại sự dữ, những ai biết tha thứ cho những bất bình trong quá khứ, những ai đến với kẻ bị bỏ rơi. Tuần này cũng nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa luôn ở gần với tất cả những ai mưu cầu cho hòa bình trong một thế giới chỉ chọn bạo lực và vũ lực để đi đến kết thúc. Chúng ta cũng được nhắc nhở hãy lãnh nhận ân sủng Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong tuần này gọi là "Tuần Thánh". Ân sủng Ngài sẽ giúp chúng ta và biến đổi chúng ta biết thương yêu người khác như Chúa Giêsu đã làm.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

PALM SUNDAY (A)
Procession Gospel : Matthew 21: 1-11
Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Matthew 26: 14-- 27:66

The stock market has been having trouble these days. But if we had invested in blueberries we would be doing well. Have you ever noticed how popular blueberries have become. They show us at almost every meal. I have a friend who makes blueberry muffins for her husband. He has one each morning for breakfast. So one day I commented on it. Her response was, "Well, blueberries help our memory." Doesn’t that comment touch into a concern many of us have? The fear of losing our memory, and what that would mean for our past and present relationships, keeps us eating blueberries, doing crossword puzzles, and paying attention to televison specials on how to improve our memories. We are trying to keep our minds and memories active and strong.

But even with all these efforts, we still forget. We forget dates, appointments and names of people we have met. It’s embarrassing to be reminded by someone that we have forgotten an appointment, or the name of a person we have recently met.

Still, there are many important events we remember: the date of our birth, wedding anniversary (we hope!), the date of the death of a loved one, the birth of a child, or grandchild.

There are other events that we also remember – many of us seniors remember where we were when we heard of President Kennedy’s assassination. Music fans remember the shooting death of John Lennon in 1980. We remember, or are reminded by the national holiday, of the assassination of Martin Luther King, Jr. Each year, the media helps us recall the motor accident that killed Princess Diana of Wales.

These deaths were so senseless, violent and unexpected. Remembering them stirs up powerful feelings and emotions for us. This is the week we faithful remember another violent, shocking death. To the casual onlooker Jesus’ death might seem like the death of just one more famous and beloved person, whose life came to an abrupt end. Today we hear the beginning of this story as he enters Jerusalem one last time. For Jesus his death wasn’t sudden or unexpected. He could see it coming, but nevertheless, to use the image of the prophet Isaiah in today’s reading, Jesus set his face like flint towards Jerusalem. Nothing would turn him back, even the violence he would meet there. They would mock him, torture him, pierce his feet and hand and then bury him, hoping that would be the end: presuming that his disciples and the crowds would forget about him. But there was something the officials hadn’t planned on. God is a God of life, not death and God could draw life even from what is shattered and dead.

We remember him not just because he was once a beloved and famous religious leader, but because his death and rising from the dead is the full announcement to us about how much God loves us. That’s the reason he died – because he proclaimed God’s love for us. He spoke of a kingdom that includes all peoples, of all races, nationalities, economic backgrounds; one that was open to Jews and Gentiles. Jesus announced God’s forgiveness, and preached about a God who would even take back those who had wandered and turned their backs on God. He welcomed those who lived on the edge of society and traditional religious beliefs.

For these very reasons he was a threat to both the religious and Roman authorities, so they collaborated to get rid of him and his message. Jesus saw the end coming. He told his disciples again what was going to happen and he stayed faithful to his message. That cost him his life. He could have changed his message. He could have walked away and lived to a ripe old age, but he didn’t.

This week we remember Jesus’ violent and tragic death. But it wasn’t a senseless death, because for us it means life. He showed us how to live a faithful life as a child of God and, more than that, he was raised from the dead. When he returned, he gave us his Spirit so that we too could live as children of God. Our remembering is not simply a calling to mind past events that might stir up feelings of guilt, or sympathy. This week we’re remembering with gratitude that Jesus is a presence with us now and is a promise for our future.

The best way to remember Jesus is to receive his presence at this Eucharist and be nourished by it so that we can do what he did – set our face like flint against the violence of our world. We know that the earthy Jesus suffers no more, but the body of Christ in the world continues to suffer. For Jesus said, I was hungry, thirsty, imprisoned, and naked. We remember those words and so, nourished by the Eucharist, we continue to serve the suffering body of Christ.

Our crucified God’s passion speaks loudly of love and God’s closeness to us. Through Jesus’ suffering God chose to come close to all who suffer illness, lose, depression, and addiction. God is also close to all who choose to return love for evil; who forgive for past grievances; who reach out to the rejected. This week also reminds us that God is close to all who work for peace in a world that chooses violence and force to achieve its ends. We are reminded to let the grace Jesus offers us during this week we call "holy" work within us and transform us so that we can love others as he did.