1. Mặt Nhật của một Nhà thờ Công Giáo ở New York bị đánh cắp

Khó khăn kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra đang làm tăng các vụ trộm cắp các ngôi thánh đường trong tổng giáo phận New York. Mặt Nhật của Nhà thờ Công Giáo St. Barnabas ở Bronx, New York đã bị đánh cắp vào hôm thứ Sáu 25 tháng Sáu, ngay trước giờ chầu Thánh Thể buổi sáng của giáo xứ.

Sở Cảnh sát New York nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng vụ trộm xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng. Mặt Nhật bị đánh cắp này trị giá 10,000 đô la. Giáo xứ nói với CNA rằng Thánh Thể không có trong Mặt Nhật vào thời điểm xảy ra vụ trộm.

Buổi chầu Thánh Thể đã được dự trù diễn ra vào lúc 9:30 sáng hôm đó.

Cảnh sát vẫn chưa xác định được nghi phạm, nhưng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của công chúng.

Cảnh sát cho biết hung thủ có lẽ đã vào nhà thờ ngày 25 tháng 6 và ở trong nhà thờ khoảng một giờ trước khi ra tay hành động. Sau đó, tên này đã xuống tầng dưới của nhà thờ và đánh cắp Mặt Nhật.

Sở Cảnh sát New York yêu cầu bất kỳ ai có thông tin về vụ việc hãy gọi cho đường dây nóng Ngăn chặn Tội phạm của họ theo số 1-800-577- 8477 hoặc tiếng Tây Ban Nha, 1-888-57- 74782. Công chúng cũng có thể báo cáo bằng cách vào trang web CrimeStoppers tại địa chỉ chúng tôi viết bên dưới WWW.NYPDCRIMESTOPPERS.COM.

Vụ trộm tại giáo xứ ở Bronx này diễn ra sau một loạt các vụ phá hoại nhắm vào các nhà thờ trong năm nay, bao gồm một số vụ trong khu vực Thành phố New York.
Source:Catholic News Agency

2. Tổng thống Colombia thoát chết trong một mưu toan ám sát

Tổng thống Colombia Ivan Duque, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ và Thống đốc khu vực, đang ngồi tên trực thăng bay đến Thành phố Cucuta ở tỉnh Santander Norte, thì trực thăng của họ gặp phải hỏa lực nặng nề và liên tục từ các tay súng phiến quân, trang bị súng trường nòng cao.

Máy bay trực thăng bị trúng đạn nhiều lần, nhưng các viên đạn đi chệch mục tiêu muốn nhắm đến là cánh quạt. Không có ai bị thương. Vùng trời này gần biên giới với Venezuela. Bên dưới là một khu vực hẻo lánh nơi Quân Giải phóng Quốc gia, hay còn được gọi là ELN, hoạt động. Năm 2016, chính phủ đã được thỏa thuận hòa bình với Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC. Tuy nhiên, cho đến nay, chính phủ vẫn chưa đạt được thỏa thuận hòa bình với phiến quân ELN theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông

Tổng thống Duque đã lên án vụ tấn công là hèn nhát. Ông thề sẽ sử dụng Quân đội để truy lùng những tay súng và đưa chúng ra trước công lý. ELN được thành lập vào năm 1964, cùng năm với FARC. Ba nghìn du kích của nó bị cả Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu lên án là bọn khủng bố. Họ tham gia vào các vụ mua bán ma túy, tàn sát, đánh bom và bắt cóc.
Source:Vatican News

3. Phản ứng của các Giám Mục Colombia về tình trạng vô chính phủ và vô luật pháp tại quốc gia này

Các giám mục ở khu vực Thái Bình Dương và các khu vực Tây Nam của Colombia tuần trước đã lên tiếng về tình hình hiện tại của đất nước, khuyến khích hòa giải, công lý, các sáng kiến có trách nhiệm và từ chối bất kỳ hình thức bạo lực nào.

Một cuộc đình công toàn quốc do các tổ chức cánh tả kêu gọi để phản ứng với đề xuất tăng thuế đã bắt đầu vào ngày 28 tháng 4 và kể từ đó đã mở rộng sang các vấn đề khác. Các cuộc biểu tình đã trở nên tồi tệ bởi bạo lực và phá hoại, và các cuộc đụng độ giữa cơ quan thực thi pháp luật và người biểu tình và các vụ việc khác đã khiến ít nhất 50 người chết và hàng chục người bị thương trên khắp Colombia.

Trong một video ngày 23 tháng 6 được đăng trên trang web của Hội đồng Giám mục Colombia, một số giám mục đã đề cập đến tình hình hiện tại của đất nước.

Đức Cha Juan Carlos Cárdenas Toro, giám mục Pasto, thúc giục rằng các cuộc biểu tình nên diễn ra trong hòa bình và bất bạo động.

Đức Cha Cárdenas nói rằng tính hợp pháp của một cuộc biểu tình “bị tổn hại khi bạo lực trở thành nhân vật chính. Các nhà chức trách, những người tổ chức và những người tham gia cần lưu ý để các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, ngăn chặn một số ít xuyên tạc và lợi dụng những gì họ muốn đạt được”.

Đức Cha nói thêm rằng “Bạo lực không phải là một phản ứng chính đáng, bạo lực là một tội ác, nó không xứng đáng với con người, nó phá hủy những gì nó tìm cách bảo vệ: phẩm giá, cuộc sống và tự do của con người. hiện hữu”.

“Các sáng kiến được thực hiện với sự sáng tạo và trách nhiệm là điều đáng hoan nghênh. Không thể dung túng cho tình trạng trong đó nhân vật chính là sự hỗn loạn và vô chính phủ”, gây hại cho chính người dân.

Đức Cha Cárdenas nói rằng biểu tình ôn hòa “là một quyền bất khả nhượng và đáng ca ngợi, nó phải được thực hiện với đầy đủ trách nhiệm”. Biểu tình ôn hòa “phải được thực hiện dựa trên các giá trị trung thực và lý tưởng cao đẹp như tôn trọng cuộc sống, nhân phẩm và lợi ích chung”.

Phát biểu trong một thánh lễ dành cho những người trẻ, Đức Cha José Roberto Ospina Leongómez của Buga, nói trong video, “các bạn là người sáng tạo, các bạn mơ về một đất nước công bằng, hòa bình, với nền giáo dục; một quốc gia nơi có các cơ hội việc làm”.

Ngài cũng mạnh mẽ lên án vụ một số người hoạt động cho quyền của người đồng tính đã nhảy múa và thoát y trước cửa nhà thờ lớn ở thị trấn San Gil, Colombia trong tuần qua.

Các điệu nhảy dâm dục đã diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình và đình công liên tục trên toàn quốc, và như một phần của tháng “tự hào đồng tính”, đã tạo ra một cuộc tranh cãi trên các phương tiện truyền thông và gây phẫn nộ nơi người Công Giáo.

Đêm 21 tháng Sáu, một số người hoạt động cho quyền của người đồng tính đã tập trung bên ngoài nhà thờ chính tòa thành phố San Gil, cách thủ đô Bogota 240km về phía bắc và la hét cổ vũ cho một nhóm điên cuồng nhảy múa và thoát y.
Source:Catholic News Agency

4. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các Giám Mục Chính Thống Giáo về Rôma dự lễ hai thánh Phêrô và Phaolô

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với một phái đoàn của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople rằng chứng từ về sự hiệp thông ngày càng tăng giữa các Kitô hữu sẽ là “một dấu chỉ hy vọng cho nhiều người”.

“Anh em thân mến, chẳng lẽ chưa đến lúc phải tiếp thêm động lực cho những nỗ lực của chúng ta, với sự giúp đỡ của Thánh Linh, để phá bỏ những định kiến cổ xưa và dứt khoát vượt qua những hiềm khích có hại sao?” Đức Giáo Hoàng đặt ra câu hỏi trên trong cuộc gặp gỡ với phái đoàn Chính thống giáo vào ngày 28 tháng 6.

“Nếu không bỏ qua những khác biệt cần được giải quyết thông qua đối thoại bác ái và trung thực, chúng ta không thể bắt đầu một giai đoạn mới của mối quan hệ giữa các Giáo hội của chúng ta, được đánh dấu bằng cách xích lại gần nhau hơn, bằng cách mong muốn tiến những bước thực sự về phía trước, bằng cách trở nên sẵn sàng hơn và thực sự có trách nhiệm với nhau?”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “chứng từ về sự hiệp thông ngày càng tăng giữa các Kitô hữu chúng ta cũng sẽ là một dấu chỉ hy vọng cho nhiều người nam và nữ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định:

“Đây là con đường duy nhất dẫn đến bình minh của một tương lai hòa bình. Một dấu hiệu tiên tri tốt đẹp sẽ là sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Chính thống giáo và Công Giáo trong cuộc đối thoại với các truyền thống tôn giáo khác”.

Phái đoàn Chính Thống Giáo do Đức Tổng Giám Mục Emmanuel của tổng giáo phận Chalcedon dẫn đầu, đã đến Rôma trước Lễ Các Thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 29 tháng Sáu.

Mỗi năm, Vatican thường tiếp một phái đoàn của Toà Thượng phụ Đại kết Constantinople đến dự lễ kỷ hai Thánh Phêrô và Phaolô tại Rôma, và đổi lại, sẽ cử một phái đoàn đến thăm Istanbul vào Ngày Thánh Anrê Tông đồ, ngày 30 tháng 11. Thánh Anrê là quan thầy của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Việc trao đổi phái đoàn hàng năm giữa hai Giáo hội Rôma và Constantinople nhân các lễ quan thầy của chúng ta là một dấu chỉ của tình hiệp thông - mặc dù chưa đầy đủ - mà chúng ta đã chia sẻ”.

Ngài nói với phái đoàn Chính thống giáo: “Nếu chúng ta ngoan ngoãn đối với tình yêu thương, đối với Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và là Đấng mang lại sự hài hòa cho sự đa dạng, thì Người sẽ mở đường cho một tình huynh đệ đổi mới”.

Đức Cha Iosif, Tổng Giám Mục Chính thống giáo của Buenos Aires, và Phó tế Barnabas Grigoriadis là một thành viên của phái đoàn, cũng đã gặp Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp nhất Kitô giáo.
Source:Catholic News Agency