CHÚA NHẬT XXIX TN (B)
Isaia 53: 10-11; T.vịnh 32; Do Thái 4: 14-16; Máccô 10: 35-45

Nếu không có chuyện gì khác thì các môn đệ vẫn vậy. Cách đây vài Chúa Nhật, khi Chúa Giêsu hỏi, các ông chấp nhận với Ngài rằng họ đã tranh cải trên đường đi về việc "ai trong các ông là người lớn nhất". Chúa Giêsu sửa chữa cho họ và nhắc nhở họ rằng việc trở nên người lớn nhất sẻ được đo bằng sự họ có muốn làm "tôi tớ cho tất cả"(Mc 9:30-37). Trong những ngày Chúa Nhật này chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài. Điều Chúa Giêsu chú trọng là việc tránh khỏi đám đông dân chúng, và Ngài đã để dành sức lo huấn luyện các môn đệ. Chúa Giêsu chuẩn bị cho họ về những gì sẽ xảy ra khi họ đến Giêrusalem là nơi Chúa Giêsu sẻ bị giao nộp và bị giết.

Hôm nay, chúng ta được biết, trong khi họ còn đi xa, các môn đệ vẫn chưa hiểu rõ về việc làm môn đệ là như thế nào, vì họ vẫn còn ham muốn quyền hành lớn nhất hay những ưu tiên. Chúa Giêsu vừa nói về những đau khổ của Ngài lần thứ ba, nhưng các ông vẫn chưa hiểu Ngài. Bài phúc âm hôm nay cho thấy rõ là ông Giacôbê và ông Gioan đã hình dung ra được cảng quang khi họ sẽ vào Giêrusalem trong vinh quang với Chúa Giêsu. Và trước khi đến đó, họ muốn biết rõ họ có được cất nhắc vào chổ cao nhất không. Họ nghĩ rằng công việc của Chúa Giêsu làm sẽ tạo nên vinh quang trong thế gian, và họ muốn đến gần Ngài để được hưởng phần bánh lớn nhất.

Nhưng, nếu họ nghe lời Chúa Giêsu dạy, thì họ sẻ biết rằn được ở gần ánh quang của Chúa Giêsu có nghĩa là họ phải chịu sỉ nhục, chịu đau khổ và chịu chết. Chúa Giêsu đã nói về vương quốc của Ngài và ông Giacôbê và ông Gioan tuyên bố muốn đến với vương quốc đó cùng với Chúa Giêsu. Nhưng, đến khi Chúa Giêsu bị treo lên trên cây thập giá và tuyên xưng Ngài là vua từ trên cây thập giá, các môn đệ hoàn toàn thất vọng. Họ không hiểu được bài học mà Chúa Giêsu đã dạy họ trên đường đi về việc làm môn đệ. Hiểu theo một cách khác, chúng ta không nên trách cho hai môn đệ đầy tham vọng. Thật ra, trên đường họ đi với Chúa Giêsu họ thấy Ngài làm nhiều phép lạ và thu hút đám đông quần chúng. Họ đã nghĩ theo lẻ thường là nếu mọi sự vẩn tiếp tục như thế và một khi họ vào Giêrusalem, Chúa Giêsu sẻ là vua.

Khi chúng ta có dự định gì cho tương lai của chúng ta, chúng ta luôn tìm cách đạt đến kết quả với lòng quyết tâm để thực hiện tham vọng của mình. Chúng ta luôn gạt bỏ những yếu tố trở ngại trong dự định và trui rèn cho sự thành công. Còn các môn đệ, trong cao trào quang vinh của Chúa Giêsu và của họ, họ làm sao có thể nghĩ được sẽ có sự đảo chiều sẽ xảy ra trước mắt họ? Hai người con ông Zêbêđê sẽ được chia phần trong vinh quang với Chúa Giêsu, vì họ là môn đệ của Ngài và họ cũng sẻ chia sự đau khổ và sự chết vì danh Chúa Giêsu. Họ nghĩ đến vinh quang thời vua David. Nhưng, triều đại Chúa Giêsu sẽ hoàn toàn khác hẳn. Hai ông nghĩ họ sẽ được ngồi trên chốn quyền lực, và chắc chắn là họ không bao giờ tưởng tượng ra được là chính loại quyền lực này sẽ vượt qua Chúa Giêsu và truy sát Ngài.

Điều ông Gia-cô-bê và ông Gioan xin Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ kia đâm ra bực tức với hai ông đó, và có lẽ họ cũng muốn xin Chúa Giêsu trước, nhờ đó Chúa Giêsu nghĩ rằng cần phải nói một lần nữa ý nghĩa tư cách của một thành viên trong vương quốc của Ngài đó chính là sự phục vụ. Chúa Giêsu cũng nhân dịp đó để nói mạnh hơn: Ai muốn theo Ngài sẻ phải trở nên "tôi tớ cho tất cả". Lời đó cũng đủ để cho các ông hiểu đến tận gốc.

Ông Gia-cô-bê và ông Gioan không phải là người duy nhất quyết chí làm môn đệ cho Chúa Giêsu. Thánh Máccô, tác giả phúc âm cũng có quyết tâm như vậy. Máccô luôn nhấn mạnh trong suốt phúc âm là 12 môn đệ không hiểu Chúa Giêsu là ai, và làm môn đệ là làm gì. Thánh Máccô viết phúc âm cho giáo hội tiên khởi đang bị bắt bớ vì họ là những người theo Chúa Kitô. Họ sẻ phải "uống chén” mà Chúa Giêsu đã uống nghĩa là các môn đệ cũng sẽ phải uống. Thánh Máccô trình bày một hình ảnh về sự hiểu lầm của 12 tông đồ trong việc làm môn đệ là làm gì, và cũng là một cách nhắc cộng đoàn giáo hội tiên khởi là họ không nên quên điều gì Chúa Giêsu đã dạy về việc phục vụ và chịu đau khổ vì danh Ngài. Giáo hội thánh Máccô khó lòng chấp nhận sự đau khổ và vỡ mộng về sự Chúa Giêsu sẻ trở lại để hoàn thành triều đại của Thiên Chúa đã được nói đến.

Thánh Máccô nhắc nhở giáo hội, lúc đó và cả bây giờ, người Kitô hữu trong giáo hội không thể biết trước được những dấu chỉ thường tình của thành quả bề thế của một tổ chức; như nhà thờ có quy mô rộng lớn, lượng người Kitô hữu được đông số; sự chấp nhận và quý trọng của thế giới; ảnh hưởng quyền lực lan toả của cộng đoàn; lời mời đón đên nơi quan trọng trong các bữa tiệc chính trị v.v… Tác giả phúc âm nhấn mạnh việc Chúa Giêsu bị thế giới chối bỏ, và việc Chúa Giêsu chú trọng đến việc các môn đệ Ngài nên ngồi chổ thấp nhất; đi bên kia đường và bị người ta chối từ, bị bỏ rơi như những người bên lề xã hội; chấp nhận hổ trợ cho những lý do chính đáng; bảo vệ môi trường, chống lại sự công nghiệp hoá cuộc sống v.v… Thánh Máccô đã đề nghị cho những người đọc phúc âm của ông là trong nhãn quan của thế giới và tệ hơn là trong nhãn quan của các Kitô hữu; những người theo Chúa Giêsu được xem như kẻ thất bại và không đáng để ý. Nhưng, rồi họ sẽ ra sao nếu họ vẫn theo Thầy của họ; Đấng đã đến và đã nói "Ta không đến để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống của mình làm giá chuộc cho nhiều người".

Tôi không biết phải nghĩ gì về bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ Isaia. Bài đọc rất ngắn và rất khó hiểu. Và trong đó, bản văn dường như chấp nhận sự sợ hải quá đáng của dân chúng về Thiên Chúa, nhất là về Đấng mà người ta thường gọi là "Thiên Chúa của Cựu Ước" Thiên Chúa có vẻ giận dữ và đầy bạo lực trong bản văn ngắn gọn đó: "Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ”. Tôi chắc rằng những người đang bị đau khổ vì bệnh tật, hay vừa bị mất người thân thương, khi nghe thông điệp này sẽ chán nản theo bản văn này của Isaia. Họ, là những người đang sống cô đơn, hay còn tồi tệ hơn nữa là đang có cảm tưởng như bị bỏ rơi vì Thiên Chúa hình như không ở với họ trong nổi đau khổ. Vậy có thật là Thiên Chúa "vui lòng" "nghiền nát" một người với bệnh tật - nhất là người đó là tôi tớ của Thiên Chúa phải không? Nếu sự thật là thế, ai lại muốn phục vụ, hay đến gần một Thiên Chúa như thế? Làm thế nào mà một Thiên Chúa công chính lại có thể luận phạt một người tôi tớ trung tín? Trái lại, chúng ta có mong đợi là Đức Chúa sẽ đến để giải cứu cho người khỏi phải đau khổ để thêm năng lực cho một người tốt vượt qua thử thách của họ?

Là người rao giảng, tôi thấy bài đọc ngắn gọn đọc trong ngày Chúa Nhật này thật là đáng tiếc. Có thể người bị đau khổ là một mẩu gương cho kẻ khác học, qua sự kiên nhẫn chịu đựng mà không rời bỏ Thiên Chúa. Nếu như thế, một số điều tốt đẹp sẻ có thể đến từ sự đau khổ. Nhưng, tựu chung lại, tôi vẫn muốn thích đọc một bản khác để có thể chuyển tải thông điệp này ít tính "nặng nề" hơn. Vậy tôi có phải là người độc nhất nghĩ như thế, hay có người giảng thuyết khác cũng nghĩ bài đọc này là một trích đoạn đáng tiếc đã được chọn để đọc trong ngày Chúa Nhật này?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


29th SUNDAY (B)
Isaiah 53: 10-11; Psalm 33; Hebrews 4: 14-16; Mark 10: 35-45

If nothing else, the disciples were persistent. A few Sundays ago, when Jesus asked, they admitted to him that they had been arguing on the road about, "who was the greatest" among them. Jesus corrected and reminded them that among his own, greatness would be measured by a willingness to be "servant of all" (Mark 9: 30-37). These Sundays we have been on the road with Jesus and his disciples. In recent weeks Jesus’ focus has shifted away from the crowds and he has been spending his energies teaching his disciples. He is preparing them for what will happen when they get to Jerusalem and he is handed over to be put to death.

Today we learn that, while they may be further along the road, the disciples have not advanced very much in their apprenticeship, because they still reveal their ambition for power and priority. Jesus had just made his third prediction of the passion, but his disciples still don’t understand. Today’s gospel confirms that. James and John envision a triumphant entrance with Jesus into Jerusalem and before they get there, they want to secure high places for themselves. They presume Jesus’ enterprise will end in worldly glory and they want to be up close to him to get a large share of the pie.

But if they had really been listening to what Jesus had been teaching them, they would have known that to be close to Jesus in his glory means to be close to him in his humiliation, suffering and death. Jesus had been speaking about his kingdom and James and John want to be there with Jesus when he claims it. But when the time comes for Jesus to be raised on the cross and proclaimed as king from the cross, the disciples’ disillusionment is complete. They missed the lesson Jesus had been teaching them on the road about discipleship. In a way you can’t blame the ambitious two, after all, on their travels Jesus had been performing miracles and attracting crowds. They had just presumed things would keep building and, once in Jerusalem, Jesus would be proclaimed king.

When we plan for our future we look to how we can achieve our goals and fulfill our ambitions. We put failure out of our minds as we forge on. How could the disciples at this high point in Jesus’ and their popularity even imagine the reversal that was ahead of them? The two sons of Zebedee would share in Jesus’ glory: as his disciples they too would come to know suffering and dying in his name. They had envisioned the glories of David’s kingdom; but Jesus’ kingdom would be quite different. They had envisioned sitting with the powerful and triumphant in the halls of power, they certainly weren’t imagining the powers overcoming Jesus and putting him to death.

James and John’s request and the indignation of the other ten, who probably wished they had put the request to Jesus first, provide an opportunity for Jesus to once again spell out what membership in his kingdom means – service. He even takes the opportunity to state it more strongly: anyone wishing to follow him, must be "slave to all." That’s enough to shake them to their roots!

James and John are not the only persistent disciples of the Lord. Mark, the evangelist, is also persistent. He is insistent throughout his gospel that the Twelve just don’t understand who Jesus is and what discipleship entails. Mark is writing for an early church being persecuted because they are Christ’s followers. They are having to "drink the cup" that Jesus drank and that he said his disciples would also drink. Mark paints a picture of the Twelve’s misunderstanding of discipleship as a way of reminding his own community that they must not forget what Jesus taught about service and suffering in his name. Mark’s church is having trouble accepting their suffering and is disillusioned about the Lord’s long delay in returning to bring to completion the reign of God he initiated.

Mark reminds the church, then and now, that Christianity can’t be measured by the ususal signs of institutional success: the size of church buildings; the numbers of adherents; acceptance and esteem in the world; influence in the halls of power; acceptance by world media; achievements of individual members; invitations to sit at prominent places at political banquets, etc. The evangelist stresses Jesus’ rejection of worldly approval and his insistence that his disciples must be found in the least likely places: on the wrong side of the tracks and of popular opinion; among the neglected and rejected; supporting just causes; protecting the environment against "progress"; etc. Mark has proposed to his readers that in the eyes of the world and maybe even to some Christians, Jesus’ followers look like failures and are the least significant. But then, what else would they look like, if they were following their Master who came, he said, not "to be served, but to serve and give his life as a ransom for many."

I don’t know what to do with the first reading from Isaiah. It is short and terribly off-putting. In addition, it seems to confirm people’s worse fears about God, especially the One some facilely call, "The God of the Old Testament." God sounds cruel and even sadistic in this brief reading: "The Lord was pleased to crush him in infirmity." I am sure some people suffering disease, or recent loss, will hear a very discouraging message in the Isaiah reading. They, who may already be feeling alone, may be made to feel even more bereft since not even God seems to be on their side in their pain. Does it really "please" God to "crush" someone with infirmity – especially a servant of God? If that is so, who would want to serve, or get close to this God? How could a just God punish a faithful servant? Wouldn’t we expect, instead, that God comes to rescue the just one from suffering, at least, to strengthen a good person through his/her trials?

As a preacher I find this all-too-brief selection in the Sunday lectionary very unfortunate. Perhaps the one who suffers sets an example to others by patiently bearing the agony and not turning away from God. If so, some good may come from the suffering, but all in all, I would vote for another reading that would get this message across with less "baggage." Am I alone in thinking this way or do other preachers find this reading an unfortunate selection this Sunday?