CHÚA NHẬT XXVIII TN (B)
Khôn Ngoan 7: 7-11; Tvịnh 89; Do Thái 4: 12-13; Máccô 10: 17-30

Bài phúc âm hôm nay có nhiều đoạn ấn tượng có tính nhân văn. Trong khi Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem với các môn đệ Ngài, một chàng thanh niên chạy đến quỳ xuống trước mặt Chúa Giêsu và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp?". Chúng ta cũng thương người thanh niên nhiệt tình đó. Trong phúc âm thánh Máccô có những lúc Chúa Giêsu có nhiều tình cảm. Có lúc Ngài mệt mỏi với các môn đệ; với người Ngài trừ quỷ; Ngài không kiên nhẩn với các người Pharisêu; Ngài thất vọng với những người dân trong thị trấn không tin vào Ngài v.v...

Bài phúc âm hôm nay trình bày mặt bên trái của con người Đức Giêsu. Ngài “đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến…" Điều gì đã làm Chúa Giêsu yêu mến anh thanh niên đó? Người thanh niên quỳ xuống trước mặt Chúa Giêsu và gọi Ngài "Thưa Thầy nhân lành". Người thanh niên đó muốn nhiều hơn những dì trong đời sống anh ta đang có và xin Chúa Giêsu ban cho anh ta. Điều đó có liên quan gì đến những những mối lo lắng trong đời sống của chúng ta không? Chúng ta đã có những gì và còn muốn tìm thêm những gì nữa? Của cải và những thú vui đã chặn mất sự giàu có dài lâu trong đời sống của chúng ta, hay những của cải của chúng ta cần thêm gì nữa mà chúng ta chờ mong? Chúng ta có thể dành thì giờ và nổ lực tìm kiếm nhiều hơn trong cuộc sống, nhưng bây giờ lại nhận ra được sự nghèo khổ đang lộ ra trong những khoảng khắc trống rỗng của tâm hồn chúng ta phải không?

Người thanh niên cảm thấy Chúa Giêsu có điều gì mà, cho dù anh ta có cố gắng đến mấy cũng không tìm được cho mình - Không chỉ là đời sống tốt đẹp mà là một sự sống vĩnh cữu. Thế nên anh ta không tự cung cấp cho anh ta đời sống đời đời ấy, anh ta phải làm điều gì? Anh ấy đã sống một đời sống tốt đẹp theo luật Do thái Torah, nhưng anh ta vẩn cảm thấy thiếu thốn. Anh ta đối đáp với Chúa Giêsu một cách kiêu hãnh. Anh ta đã nói lên một sự thật: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi tuân giữ từ thuở nhỏ". Và đây là lúc thánh Máccô nói với chúng ta: "Chúa Giêsu đưa mắt nhìn anh ta, và đem lòng yêu mến". Ngài bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà sẻ chia cho người nghèo, anh sẻ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi".

Phần đông những người nghe bài phúc âm này không phải là người giàu có. Còn chúng ta thường có khuynh hướng xem những tài sản chúng ta đang có là "phúc lành", xem như đó là dấu hiệu của phúc lành Thiên Chúa ban cho chúng ta phải không? Đáp lại lời Chúa Giêsu nói với người thanh niên, và có thể nghĩ là nếu anh ta theo Chúa Giêsu và bỏ đi những "phúc lành" của anh ta thì anh ta sẽ không còn gì là có phúc lộc của Thiên Chúa đã ban cho anh ta. Anh ta sẻ không còn gì nữa, và không còn ai khác; chỉ có Chúa Giêsu - và với Chúa Giêsu anh ta sẻ có điều mà anh đang tìm: "sự sống đời đời".

Theo cặp mắt của "kẻ khôn ngoan" trên thế giới, anh thanh niên này đã có tất cả. Chúng ta cũng muốn làm như vậy. Thường chúng ta hay đánh giá trị của một người theo trình độ học vấn, tiền của, nhà cửa và ngay cả đời sống gia đình vững chắc của họ phải không? Có những ví dụ về những người giàu có trong số những người theo Chúa Giêsu. Trong phúc âm thánh Luca, có những phụ nữ trợ giúp Chúa Giêsu. Họ không phải bán tất cả của cải của họ. Và cũng như trong phúc âm thánh Luca ông Zacarius, một người giàu có đã cho một nữa của cải cho người nghèo - chứ không cho tất cả.

Nhưng, người giàu có trong bài phúc âm hôm nay đã được Chúa Giêsu bảo là anh ta nên bán tất cả của cải của anh ta. Đối với vài người, đó là điều cần để theo Chúa Kitô, và đó là điều Ngài bảo họ. Dù chúng ta có thể không phải là người giàu có; vậy điều gì chúng ta cần phải bỏ để đi theo gần Chúa Kitô hơn không?

Và đây là bài đọc thứ nhất có thể hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng có thể tham gia với những người khôn ngoan, được nói đến trong lời kinh của vua Sa-lô-môn "Tôi đã nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết" (đó là một từ khác nói về sự khôn ngoan) Trong Kinh Thánh, sự khôn ngoan được nhân cách hoá như một người phụ nữ và được coi trọng như một báu vật vô giá. Chúng ta không thể mua được sự khôn ngoan. Cũng như sự giàu có của người thanh niên trong phúc âm không thể mua được sự sống đời đời.

Trong Kinh Thánh có nhiều cách nói về sự khôn ngoan. Một là sự khôn ngoan cho những công việc cụ thể hằng ngày. Thí dụ: Những người là thợ mộc giỏi, những người họa sĩ tài năng, và những thợ thủ công có sức sáng tạo tài năng được xem là những người khôn ngoan. Thiên Chúa hứa ban cho vua Sa-lô-môn bất cứ điều gì ông ta xin. Trong lời cầu nguyện của vua Sa-lô- môn, vua xin ơn khôn ngoan, để trở nên một người cai trị công chính. Vua Sa-lô-môn rất giàu có, nhưng nhà vua chỉ xin cho được một kho báu - đó là sự khôn ngoan – đó là điều nhà vua không thể mua được. Nếu sự khôn ngoan đó được ban cho vua thì nó sẽ đem đến cho vua nhiều lợi ích quan trọng trong đời sống của vua. Đó có phải là điều mà chúng ta nên xin cho chúng ta hay không?

Trong khi vua Sa-lô-môn bị thu hút bởi sự tìm kiếm ơn khôn ngoan không bao giờ ngừng, thì người thanh niên trong phúc âm đến với Chúa Giêsu để xin cho được sự sống đời đời. Trong Tân Ước Chúa Giêsu được liên kết với sự khôn ngoan. Ngài bảo anh chàng giàu có hảy từ bỏ những gì làm chứng cho dấu hiệu là anh ta được Thiên Chúa chúc phúc. Chúa Giêsu thật sự muốn anh ta đi theo Ngài và Ngài muốn ban cho anh ta điều anh đang tìm kiếm đó là sự sống đời đời. Trong điều đó, Chúa Giêsu không chỉ ban cho một đời sống viên mãn, nhưng là một đời sống sâu đậm, thích thú hơn là đời sống mà anh ta đang có với những của cải giàu có. Nếu anh ta chấp nhận những "của cải mới đó" do Chúa Giêsu ban thì anh ta có thể có "bằng chứng" về những phúc đức của Thiên Chúa ban cho anh ta. Nhưng, anh ta sẽ biết qua đức tin của chính anh đó là anh ta đã được ơn tha thứ, có một đời sống mới, và được Thiên Chúa chúc phúc. Anh ta qua đó sẽ biết là có thể sở hữu một “sự giàu có mới” đó là một cộng đoàn bạn bè, một gia đình mới trong Chúa Kitô “Gấp trăm lần hơn ở đời này: Nhà cửa, anh chị em, mẹ và con cái và đất đai…” Đúng như Chúa Giêsu đã hứa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY (B)
Wisdom 7: 7-11; Psalm 90; Hebrews 4: 12-13; Mark 10: 17-30

Today’s gospel has a poignant, very human moment. In the midst of Jesus’ journey to Jerusalem with his disciples, a man runs up, kneels before him and asks, "Good teacher, what must I do to inherit eternal life?" Our heart goes out to this enthusiastic, earnest man. There are moments in Mark’s gospel when Jesus expresses very intense human feelings: he gets exasperated with his disciples; rebukes an unclean spirit; is impatient with the Pharisees; disappointed by the unbelief of even his own townspeople, etc.

In today’s gospel the other side of Jesus’ humanity comes forward, "Jesus looking at him, loved him…." What was it that drew Jesus to him? The man who fell on his knees before Jesus calls him "Good teacher." He is someone who wants more in his life and he is asking Jesus to give it to him. Does that tie into any disquiet in our own lives? What have we got and what more are we looking for? Are our possessions and distractions getting in the way of the deeper, more permanent riches we long for? Have we spent time and efforts focused on getting more in life, but now recognize a poverty that reveals empty spaces in our spirit?

The man senses that Jesus has something which, despite all his personal efforts, he cannot provide for himself – not just the good life, but eternal life. Since he can’t provide for himself, he has to do something. What? He is already living a good life according to the Torah, but still finds himself lacking. The man’s response to Jesus may sound arrogant, or self-aggrandizing. He simply states a fact: "Teacher all of these I have observed from my youth." This is the moment Mark tells us, "Jesus looking on him, loved him and said, ‘You are lacking one thing. Go sell what you have, give to the poor and you will have treasure in heaven, then come follow me."’

The vast majority of people who hear this gospel are not rich. But isn’t there a tendency in us to label our possessions as "blessings," as if they are signs of God’s favor on us? In response to what Jesus told him, the man probably thought if he followed Jesus’ directions and gave up his "blessings" there would be nothing that would be a sign of God’s favor on him. He would have no thing and no one else – but Jesus – and in Jesus, he would have had what he was searching for, "eternal life."

In the eyes of the world’s "wise," the man had it all. We tend to do the same, evaluate a person’s worth by their education, financial achievement, homes and even their solid family life? There are examples of people of wealth among Jesus’ followers. In Luke’s gospel there were women who supported Jesus. They did not have to sell everything. Also in Luke, Zaccheus, a rich man, gave half his possessions to the poor – not all.

But the rich man in today’s story is asked to give up everything. For some people that is what it will take to follow Christ; that is what he is asks of them. While we may not be rich, is there something that we have to let go of to follow Christ more closely?

Here is where our first reading can be a guide for us. We might even join with the sage, who presents King Solomon’s prayer: "I prayed and prudence was given me." (Another name for "prudence" is "wisdom.") In the scriptures wisdom is personified as a woman and is valued as a treasure beyond price. We can’t buy wisdom, just as the man’s wealth could not buy eternal life.

There are various forms of wisdom in the scriptures. One is a wisdom for everyday practical matters. For example, people who were good carpenters, gifted artists and craftspeople were said to possess wisdom. God promised to give Solomon whatever he would ask for. His request is worded in his prayer for wisdom. He is asking for the practical kind of wisdom, praying to be a judicious ruler. Solomon had great wealth, but he prays for a treasure – wisdom – he cannot buy. If this wisdom is given him it will give true meaning and purpose to his life. Does that sound like something we should be praying for?

While Solomon is drawn to wisdom’s never-fading splendor, the man in the gospel is drawn to Jesus for eternal life. In the New Testament Jesus is associated with wisdom. He asked the rich man to give up the very proofs that were signs to him that he was favored by God. Jesus really did want this man to follow him and he wanted to give this man what he was searching for – eternal life. In that, Jesus wasn't just offering unending life, but a deeper, more satisfying life than the man had ever known, even with all his riches. If he accepted these new "riches" offered him by Jesus, he might not have the former external "proofs" of his favor before God, but he would know by his faith that he was forgiven, had a new life and was in God's favor. He would also have a new kind of external "riches" as well – a community of friends, a new family in Christ – "a hundred times more now in this present age: houses and brothers and sisters and mothers and children and lands...." Just as Jesus had promised.