Tuổi già càng cần gương mẫu và sống đạo đức
Cổ nhân nói “Thất thập cổ lai hy” – Người sống đến 70 xưa nay hiếm. Với những người trọng tuổi, sự cẩn thận, chín chắn và gương mẫu để làm gương cho con cháu học tập như là một quy luật bắt buộc. Ở lứa tuổi đó, họ thường ngẫm lại cuộc đời mình như những bài học để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau. Đặc biệt họ thường sống đức độ và làm những điều thiện để khi từ bỏ thế giới không phải ân hận.
Tuy nhiên, giá trị để lại của một con người không nằm ở tuổi tác. Nhà thơ Hàn Mạc Tử -Tên thật là Nguyễn Trọng Trí, là một giáo dân công giáo - đã sống chỉ vẻn vẹn có 28 năm trên đời, nhưng đã để lại cho đời những vần thơ bất hủ và tên tuổi ông mãi mãi sống cùng đất nước. Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ sống trị vì được 4 năm và chết khi mới 39 tuổi, nhưng sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi ách xâm lăng đã ghi tên ông vào trang sử vàng của dân tộc cho con cháu ngàn đời ghi nhớ công ơn.
Ngược lại, có những con người sống đến cả trăm tuổi, nhưng người đời vẫn không coi là con người đáng tôn trọng, thậm chí còn nguyền rủa là những thằng điên, những tội nhân của nhân loại, trường hợp Polpot, Ieng-Xary vừa qua là một ví dụ.
Trường hợp cá biệt?
Trường hợp ông Nguyễn Trọng Tỵ là Luật sư lại còn là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội là một trường hợp khá đặc biệt.
Ông Tỵ là Luật sư, một cái nghề được coi là cao quý - tất nhiên nghề nghiệp cũng như chiếc kim tiêm trong tay người thầy thuốc, có thể cứu bệnh nhân khỏi tử thần, cũng có thể tiêm thuốc độc cho người đang sống sang thế giới bên kia – Nhưng, qua những hành động và việc làm của ông Tỵ người ta hiểu ông dùng nghề nghiệp của mình theo chức năng nào.
Với những vụ việc liên quan đến tôn giáo như Thái Hà và Toà Khâm sứ, ông Tỵ đã thể hiện đức tính quý báu của mình là “càng già càng dẻo càng dai”. Với tuổi 80 nhưng ông đã xung kích trong việc dùng ảnh hưởng nghề nghiệp của mình để bóp méo sự thật, thoá mạ và chỉ trích người khác, kết tội thay toà án, vi phạm pháp luật cách ngang nhiên đúng theo tính cách theo đóm ăn tàn.
Trong vụ việc ở Toà Khâm sứ, ông Nguyễn Trọng Tỵ dù không hiểu đầu cua tai nheo đã không ngần ngại phán bừa rằng: “việc Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đứng ra đòi lại mảnh đất của Tòa Khâm sứ cũ là không có căn cứ pháp lý, vì Tòa nhà Khâm sứ cũ chưa bao giờ thuộc quyền sử dụng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội”. Vậy những giấy tờ xác định Toà Khâm sứ thuộc chủ quyền tài sản của Toà Tổng Giám mục Hà Nội từ những năm 30 của thế kỷ trước là gì? Và ngay trong các văn bản của Thành phố Hà Nội đã cho rằng “năm 1961 linh mục Nguyễn Tùng Cương đã ký giấy bàn giao quản lý sang nhà nước”? Nếu tài sản đó chưa bao giờ thuộc quyền sử dụng của Toà TGM Hà Nội, thì lấy gì để bàn giao?
Rõ ràng là ông luật sư già nua, tội nghiệp này hoặc đã lú lẫn, hoặc đã cam tâm bất chấp sự thật để nói bừa, nói xằng bậy. Ở cái tuổi đó, việc nói xằng bậy là điều người ta kiêng kỵ và ít khi phạm phải, vì họ đã đánh mất sự kính trọng của lớp trẻ đối với mình. Nhưng ông Tỵ thì không.
Dẫn chứng rất cụ thể: Ngày 8-12-2008 phiên toà sơ thẩm 8 giáo dân Thái Hà mới được mở, vậy mà ngày 08/09/2008 trên tờ Hà Nội mới, ông ngang nhiên kết tội giáo dân “Hành vi này đã vi phạm pháp luật hình sự…” và “đáng lẽ cơ quan công an cần có quyết định sớm hơn, ngay từ khi giáo dân có biểu hiện quá khích”, trong khi là luật sư, ông hiểu rất rõ rằng không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có một bản án có hiệu lực. Chắc ông quên?
Thậm chí ông lại còn hung hăng “khi xét xử có thể có tình tiết tăng nặng, việc phá mấy mét tường ở 178 Nguyễn Lương Bằng mặc dù giá trị không lớn nhưng nếu gây hậu quả nghiêm trọng”… Với câu nói này, ông Tỵ là luật sư đã “vẽ đường cho chó chạy” để cố gắng kết tội giáo dân vô tội khi họ xác tín đó là đất đai của họ bị chiếm dụng bất hợp pháp sau khi UBND TP Hà Nội đã đưa ra những chứng cứ mà bất cứ ai cũng có thể bác bỏ?
Sao ông là luật sư, ông không nhắc tới những vụ án lâu ngày không xét xử với các tình tiết tăng nặng vì thiệt hại thật sự lớn lao như vụ “Điện kế điện tử” ở Sài Gòn đến nay vẫn nằm im? Vụ đó thiệt hại mới được công bố là “chỉ hơn 8 tỷ đồng” so với 8 giáo dân với mảng tường gạch hơn 3 triệu đồng, vụ nào cần bắt khẩn cấp và xét xử, cần phải tăng nặng hơn hả ông Tỵ?
Và cuối cùng, qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, dù ông Tỵ đã cố gắng trong việc vẽ đường, toà án cũng chỉ kết được bản án tù treo, cải tạo không giam giữ và cảnh cáo. Điều này hẳn đã không làm ông luật sư chuyên muốn đưa người vào tù này hài lòng.
Mới đây nhất, ngày 29/4/2009 ông Tỵ lại tiếp tục lên giọng kết tội người khác trên tờ Hà Nội mới rằng: “Rõ ràng Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước”. Là một người mang danh luật sư, ông Tỵ chắc rất hiểu rằng chẳng pháp luật nào quy định cho người tu hành không được tham gia các vấn đề của đất nước, cuả dân tộc hay cả chuyện chính trị nếu họ muốn, trừ trường hợp tôn giáo mà họ theo cấm điều đó. Nếu như ông Tỵ nói là không được can thiệp vào chính trị, vậy thì các linh mục, các nhà sư có “được – phải” đi bầu cử không? Những nhà sư và linh mục trên diễn đàn chính trị như Quốc hội, mặt trận có được gọi là “can thiệp vào chính trị” không? Sao không thấy ông mở miệng nói đến?
Không hiểu khi nói câu này, ông Tỵ có biết rằng linh mục Nguyễn Văn Khải cũng là một công dân hay không? Hay với những người như ông Tỵ, thì các chức sắc tôn giáo và các giáo dân hữu thần không được coi là công dân hoặc chỉ là các công dân hạng hai?
Ai cho phép ông Tỵ cấm công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình? Ai cho phép ông Tỵ ngang nhiên kết tội người khác đi ngược lại lợi ích đất nước?
Người ta càng không hiểu ông Tỵ muốn nói đến lợi ích của đất nước nào ở đây, khi mà hàng ngũ trí thức và nhân dân Việt Nam, kể cả bậc đại công thần như Đại tướng Giáp đang lo lắng trước thảm hoạ Bô-xit đỏ ở Tây Nguyên và mái nhà Đông Dương có thể bị những người ngoại quốc trú đóng ở đó?
Nhưng, thực ra ông Tỵ cũng chỉ theo đóm ăn tàn, dựa hơi chiến dịch báo chí đánh đòn hội đồng Linh mục Nguyễn Văn Khải và các linh mục Dòng Chúa Cứu thế để cao giọng.
Ông thừa biết là trước đó, từ Đại tướng Giáp, đến các nhà khoa học, trí thức trong nước (trừ những người như ông Tỵ) đã có những tiếng nói phản ứng với vụ bô-xit này từ lâu. Nhưng ông ngậm tăm, cũng không thấy ông kết tội ông Võ Nguyên Giáp và các nhà khoa học “đã vượt quá giới hạn của người về hưu và làm khoa học, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước”?
Đọc những lời ông Tỵ viết, tôi nghĩ không biết ông có khi nào đọc báo đài hoặc xem các thông tin về tình hình đất nước không: “Ai cũng biết, việc khai thác quặng bô-xít là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến. Thực tế Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước nói chung và người dân Tây Nguyên nói riêng”.
Câu này tôi đã nghe quen quen trên tờ An ninh Thủ đô của tác giả Trọng Nghĩa nào đó. Tôi nghĩ chàng phóng viên này có thể bịa đặt về sự kiện và thời gian vì tuổi trẻ nhiều khi bốc đồng không nghĩ đến hậu quả. Nhưng với một ông già đã 80 tuổi vẫn hăng máu nói bừa thì quả thật tôi không hiểu ông có định giữ chút liêm sỉ nào nữa hay không?
Chẳng lẽ ông Tỵ không biết rằng: Dự án Bô-xit đã được triển khai từ năm 2006 khi tiến hành đền bù, đến nay đã 3 năm Quốc hội chưa bao giờ đề cập vấn đề này, chính vì thế mà trong những ngày gần đây các trí thức đã phải đề nghị đưa ra Quốc hội. Và cũng chỉ mới ngày 24/4/2009 sau khi hàng loạt ý kiến phản hồi khắp nơi thì Bộ Chính trị mới ra thông báo “ Rà soát lại dự án Nhân Cơ”. Chẳng lẽ ông không biết?
Lợi ích mà ông Tỵ nói ở đây là lợi ích nào? của ai khi mà các nhà khoa học đã nói rõ ràng rằng Bô-xit là thảm hoạ của Tây Nguyên, khai thác Bô-xit thì Tây Nguyên sẽ chết?
Hay chỉ vì ông nghĩ rằng đằng sau ông có cả hệ thống bảo vệ nên ông muốn nói sao thì nói, làm sao thì làm? Nếu vẫn cái lối suy nghĩ đó thì thật đáng thương cho một ông già đã đứng trước cửa mồ mà vẫn dựa hơi nói càn, vẫn ăn theo nói leo không cần suy nghĩ.
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Người đời thường nói “con trâu già đi trước gặm kỹ quá, thì đàn con sau đó chỉ còn nước nhịn đói mà thôi” ấy là nói về chuyện hồng phúc, đức độ. Còn về tiền bạc của cải thì khác, con nào gặm được nhiều thì no bụng, tích trữ được nhiều thì con cháu tha hồ tiêu xài, phá phách và thậm chí là chơi ma tuý.
Với tuổi 80 của ông, người ta nghĩ ông đã an hưởng tuổi già, làm những việc phúc đức cho con cháu hưởng ân đức của mình. Nhưng với tuổi 80 ông vẫn bon chen trên trường đời, vẫn xung kích trong việc phụ hoạ, chống phá những người sống hết mình vì người khác như linh mục Nguyễn Văn Khải và những giáo dân hiền lành như ở Thái Hà thì quả thật không thể hiểu ông có còn thời gian để nghĩ lại cuộc đời mình hay không?
Đọc những lời phát biểu của ông Tỵ, tôi cứ nghĩ mãi có khi nào ông đọc câu ca dao “Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con” không?
Hay ông đang hợm mình, cứ nghĩ mình nhiều tuổi thì người ta nể nang nên chơi nổi? Hay ông dựa vào cái ghế ông đang cố bám mà nghĩ rằng chẳng ai làm gì được ông nên ông cứ nói xằng nói bậy.
Thưa ông luật sư, ngoài những phiên toà mà ông được dự, còn có một phiên toà khác ông sẽ tự đối diện mà không thể bào chữa, có thể nó sẽ xẩy ra trên giường bệnh, trước giờ chết, hoặc phiên toà đó sẽ được mở trong lòng thế hệ mai sau, đó là phiên toà với chính lương tâm mình.
Tưởng rằng ông là người “tuổi già vẫn việc giỏi” thì có bản lĩnh, nhưng khi một số giáo dân gọi điện thoại đến ông, ông chối leo lẻo rằng: “Tôi không xúc phạm ai, không làm hại ai, nếu có gì thì cứ đến toà soạn mà hỏi…”. Giấy trắng mực đen còn đó, ông có là luật sư giỏi biến hoá người thường thành tội nhân cách nào đi nữa, thì ông cũng không thể chối được những lời ông đã nhả ra.
Với nghề nghiệp luật sư, có luật sư nào thay toà án như ông Tỵ này không? Những luật sư dưới quyền ông sẽ nghĩ gì khi trên đầu mình là một người tư cách như vậy? Những thân chủ nào giao tính mạng cho những luật sư dám kết tội thay toà với tư duy như của ông?
Càng khó hiểu hơn, đội ngũ luật sư Hà Nội đang được dẫn dắt bởi một luật sư già nua và tính cách như ông Nguyễn Trọng Tỵ, thì họ sẽ ra sao khi bảo vệ những dân lành vô tội không thế lực và tiền bạc.
Và có một điều cần suy nghĩ là đừng vội trách thế hệ con cháu ngày nay hư hỗn, khi lớp cha ông đã không là những tấm gương tốt cho chúng noi theo.
Gieo gió thì ắt sẽ gặt bão, cuộc sống vốn công bằng, thưa ông Tỵ.
Cổ nhân nói “Thất thập cổ lai hy” – Người sống đến 70 xưa nay hiếm. Với những người trọng tuổi, sự cẩn thận, chín chắn và gương mẫu để làm gương cho con cháu học tập như là một quy luật bắt buộc. Ở lứa tuổi đó, họ thường ngẫm lại cuộc đời mình như những bài học để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau. Đặc biệt họ thường sống đức độ và làm những điều thiện để khi từ bỏ thế giới không phải ân hận.
Tuy nhiên, giá trị để lại của một con người không nằm ở tuổi tác. Nhà thơ Hàn Mạc Tử -Tên thật là Nguyễn Trọng Trí, là một giáo dân công giáo - đã sống chỉ vẻn vẹn có 28 năm trên đời, nhưng đã để lại cho đời những vần thơ bất hủ và tên tuổi ông mãi mãi sống cùng đất nước. Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ sống trị vì được 4 năm và chết khi mới 39 tuổi, nhưng sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi ách xâm lăng đã ghi tên ông vào trang sử vàng của dân tộc cho con cháu ngàn đời ghi nhớ công ơn.
Ngược lại, có những con người sống đến cả trăm tuổi, nhưng người đời vẫn không coi là con người đáng tôn trọng, thậm chí còn nguyền rủa là những thằng điên, những tội nhân của nhân loại, trường hợp Polpot, Ieng-Xary vừa qua là một ví dụ.
Trường hợp cá biệt?
Trường hợp ông Nguyễn Trọng Tỵ là Luật sư lại còn là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội là một trường hợp khá đặc biệt.
Ông Tỵ là Luật sư, một cái nghề được coi là cao quý - tất nhiên nghề nghiệp cũng như chiếc kim tiêm trong tay người thầy thuốc, có thể cứu bệnh nhân khỏi tử thần, cũng có thể tiêm thuốc độc cho người đang sống sang thế giới bên kia – Nhưng, qua những hành động và việc làm của ông Tỵ người ta hiểu ông dùng nghề nghiệp của mình theo chức năng nào.
Với những vụ việc liên quan đến tôn giáo như Thái Hà và Toà Khâm sứ, ông Tỵ đã thể hiện đức tính quý báu của mình là “càng già càng dẻo càng dai”. Với tuổi 80 nhưng ông đã xung kích trong việc dùng ảnh hưởng nghề nghiệp của mình để bóp méo sự thật, thoá mạ và chỉ trích người khác, kết tội thay toà án, vi phạm pháp luật cách ngang nhiên đúng theo tính cách theo đóm ăn tàn.
Trong vụ việc ở Toà Khâm sứ, ông Nguyễn Trọng Tỵ dù không hiểu đầu cua tai nheo đã không ngần ngại phán bừa rằng: “việc Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đứng ra đòi lại mảnh đất của Tòa Khâm sứ cũ là không có căn cứ pháp lý, vì Tòa nhà Khâm sứ cũ chưa bao giờ thuộc quyền sử dụng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội”. Vậy những giấy tờ xác định Toà Khâm sứ thuộc chủ quyền tài sản của Toà Tổng Giám mục Hà Nội từ những năm 30 của thế kỷ trước là gì? Và ngay trong các văn bản của Thành phố Hà Nội đã cho rằng “năm 1961 linh mục Nguyễn Tùng Cương đã ký giấy bàn giao quản lý sang nhà nước”? Nếu tài sản đó chưa bao giờ thuộc quyền sử dụng của Toà TGM Hà Nội, thì lấy gì để bàn giao?
Rõ ràng là ông luật sư già nua, tội nghiệp này hoặc đã lú lẫn, hoặc đã cam tâm bất chấp sự thật để nói bừa, nói xằng bậy. Ở cái tuổi đó, việc nói xằng bậy là điều người ta kiêng kỵ và ít khi phạm phải, vì họ đã đánh mất sự kính trọng của lớp trẻ đối với mình. Nhưng ông Tỵ thì không.
Dẫn chứng rất cụ thể: Ngày 8-12-2008 phiên toà sơ thẩm 8 giáo dân Thái Hà mới được mở, vậy mà ngày 08/09/2008 trên tờ Hà Nội mới, ông ngang nhiên kết tội giáo dân “Hành vi này đã vi phạm pháp luật hình sự…” và “đáng lẽ cơ quan công an cần có quyết định sớm hơn, ngay từ khi giáo dân có biểu hiện quá khích”, trong khi là luật sư, ông hiểu rất rõ rằng không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có một bản án có hiệu lực. Chắc ông quên?
Thậm chí ông lại còn hung hăng “khi xét xử có thể có tình tiết tăng nặng, việc phá mấy mét tường ở 178 Nguyễn Lương Bằng mặc dù giá trị không lớn nhưng nếu gây hậu quả nghiêm trọng”… Với câu nói này, ông Tỵ là luật sư đã “vẽ đường cho chó chạy” để cố gắng kết tội giáo dân vô tội khi họ xác tín đó là đất đai của họ bị chiếm dụng bất hợp pháp sau khi UBND TP Hà Nội đã đưa ra những chứng cứ mà bất cứ ai cũng có thể bác bỏ?
Sao ông là luật sư, ông không nhắc tới những vụ án lâu ngày không xét xử với các tình tiết tăng nặng vì thiệt hại thật sự lớn lao như vụ “Điện kế điện tử” ở Sài Gòn đến nay vẫn nằm im? Vụ đó thiệt hại mới được công bố là “chỉ hơn 8 tỷ đồng” so với 8 giáo dân với mảng tường gạch hơn 3 triệu đồng, vụ nào cần bắt khẩn cấp và xét xử, cần phải tăng nặng hơn hả ông Tỵ?
Và cuối cùng, qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, dù ông Tỵ đã cố gắng trong việc vẽ đường, toà án cũng chỉ kết được bản án tù treo, cải tạo không giam giữ và cảnh cáo. Điều này hẳn đã không làm ông luật sư chuyên muốn đưa người vào tù này hài lòng.
Mới đây nhất, ngày 29/4/2009 ông Tỵ lại tiếp tục lên giọng kết tội người khác trên tờ Hà Nội mới rằng: “Rõ ràng Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước”. Là một người mang danh luật sư, ông Tỵ chắc rất hiểu rằng chẳng pháp luật nào quy định cho người tu hành không được tham gia các vấn đề của đất nước, cuả dân tộc hay cả chuyện chính trị nếu họ muốn, trừ trường hợp tôn giáo mà họ theo cấm điều đó. Nếu như ông Tỵ nói là không được can thiệp vào chính trị, vậy thì các linh mục, các nhà sư có “được – phải” đi bầu cử không? Những nhà sư và linh mục trên diễn đàn chính trị như Quốc hội, mặt trận có được gọi là “can thiệp vào chính trị” không? Sao không thấy ông mở miệng nói đến?
Không hiểu khi nói câu này, ông Tỵ có biết rằng linh mục Nguyễn Văn Khải cũng là một công dân hay không? Hay với những người như ông Tỵ, thì các chức sắc tôn giáo và các giáo dân hữu thần không được coi là công dân hoặc chỉ là các công dân hạng hai?
Ai cho phép ông Tỵ cấm công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình? Ai cho phép ông Tỵ ngang nhiên kết tội người khác đi ngược lại lợi ích đất nước?
Người ta càng không hiểu ông Tỵ muốn nói đến lợi ích của đất nước nào ở đây, khi mà hàng ngũ trí thức và nhân dân Việt Nam, kể cả bậc đại công thần như Đại tướng Giáp đang lo lắng trước thảm hoạ Bô-xit đỏ ở Tây Nguyên và mái nhà Đông Dương có thể bị những người ngoại quốc trú đóng ở đó?
Nhưng, thực ra ông Tỵ cũng chỉ theo đóm ăn tàn, dựa hơi chiến dịch báo chí đánh đòn hội đồng Linh mục Nguyễn Văn Khải và các linh mục Dòng Chúa Cứu thế để cao giọng.
Ông thừa biết là trước đó, từ Đại tướng Giáp, đến các nhà khoa học, trí thức trong nước (trừ những người như ông Tỵ) đã có những tiếng nói phản ứng với vụ bô-xit này từ lâu. Nhưng ông ngậm tăm, cũng không thấy ông kết tội ông Võ Nguyên Giáp và các nhà khoa học “đã vượt quá giới hạn của người về hưu và làm khoa học, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước”?
Đọc những lời ông Tỵ viết, tôi nghĩ không biết ông có khi nào đọc báo đài hoặc xem các thông tin về tình hình đất nước không: “Ai cũng biết, việc khai thác quặng bô-xít là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến. Thực tế Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước nói chung và người dân Tây Nguyên nói riêng”.
Câu này tôi đã nghe quen quen trên tờ An ninh Thủ đô của tác giả Trọng Nghĩa nào đó. Tôi nghĩ chàng phóng viên này có thể bịa đặt về sự kiện và thời gian vì tuổi trẻ nhiều khi bốc đồng không nghĩ đến hậu quả. Nhưng với một ông già đã 80 tuổi vẫn hăng máu nói bừa thì quả thật tôi không hiểu ông có định giữ chút liêm sỉ nào nữa hay không?
Chẳng lẽ ông Tỵ không biết rằng: Dự án Bô-xit đã được triển khai từ năm 2006 khi tiến hành đền bù, đến nay đã 3 năm Quốc hội chưa bao giờ đề cập vấn đề này, chính vì thế mà trong những ngày gần đây các trí thức đã phải đề nghị đưa ra Quốc hội. Và cũng chỉ mới ngày 24/4/2009 sau khi hàng loạt ý kiến phản hồi khắp nơi thì Bộ Chính trị mới ra thông báo “ Rà soát lại dự án Nhân Cơ”. Chẳng lẽ ông không biết?
Lợi ích mà ông Tỵ nói ở đây là lợi ích nào? của ai khi mà các nhà khoa học đã nói rõ ràng rằng Bô-xit là thảm hoạ của Tây Nguyên, khai thác Bô-xit thì Tây Nguyên sẽ chết?
Hay chỉ vì ông nghĩ rằng đằng sau ông có cả hệ thống bảo vệ nên ông muốn nói sao thì nói, làm sao thì làm? Nếu vẫn cái lối suy nghĩ đó thì thật đáng thương cho một ông già đã đứng trước cửa mồ mà vẫn dựa hơi nói càn, vẫn ăn theo nói leo không cần suy nghĩ.
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Người đời thường nói “con trâu già đi trước gặm kỹ quá, thì đàn con sau đó chỉ còn nước nhịn đói mà thôi” ấy là nói về chuyện hồng phúc, đức độ. Còn về tiền bạc của cải thì khác, con nào gặm được nhiều thì no bụng, tích trữ được nhiều thì con cháu tha hồ tiêu xài, phá phách và thậm chí là chơi ma tuý.
Với tuổi 80 của ông, người ta nghĩ ông đã an hưởng tuổi già, làm những việc phúc đức cho con cháu hưởng ân đức của mình. Nhưng với tuổi 80 ông vẫn bon chen trên trường đời, vẫn xung kích trong việc phụ hoạ, chống phá những người sống hết mình vì người khác như linh mục Nguyễn Văn Khải và những giáo dân hiền lành như ở Thái Hà thì quả thật không thể hiểu ông có còn thời gian để nghĩ lại cuộc đời mình hay không?
Đọc những lời phát biểu của ông Tỵ, tôi cứ nghĩ mãi có khi nào ông đọc câu ca dao “Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con” không?
Hay ông đang hợm mình, cứ nghĩ mình nhiều tuổi thì người ta nể nang nên chơi nổi? Hay ông dựa vào cái ghế ông đang cố bám mà nghĩ rằng chẳng ai làm gì được ông nên ông cứ nói xằng nói bậy.
Thưa ông luật sư, ngoài những phiên toà mà ông được dự, còn có một phiên toà khác ông sẽ tự đối diện mà không thể bào chữa, có thể nó sẽ xẩy ra trên giường bệnh, trước giờ chết, hoặc phiên toà đó sẽ được mở trong lòng thế hệ mai sau, đó là phiên toà với chính lương tâm mình.
Tưởng rằng ông là người “tuổi già vẫn việc giỏi” thì có bản lĩnh, nhưng khi một số giáo dân gọi điện thoại đến ông, ông chối leo lẻo rằng: “Tôi không xúc phạm ai, không làm hại ai, nếu có gì thì cứ đến toà soạn mà hỏi…”. Giấy trắng mực đen còn đó, ông có là luật sư giỏi biến hoá người thường thành tội nhân cách nào đi nữa, thì ông cũng không thể chối được những lời ông đã nhả ra.
Với nghề nghiệp luật sư, có luật sư nào thay toà án như ông Tỵ này không? Những luật sư dưới quyền ông sẽ nghĩ gì khi trên đầu mình là một người tư cách như vậy? Những thân chủ nào giao tính mạng cho những luật sư dám kết tội thay toà với tư duy như của ông?
Càng khó hiểu hơn, đội ngũ luật sư Hà Nội đang được dẫn dắt bởi một luật sư già nua và tính cách như ông Nguyễn Trọng Tỵ, thì họ sẽ ra sao khi bảo vệ những dân lành vô tội không thế lực và tiền bạc.
Và có một điều cần suy nghĩ là đừng vội trách thế hệ con cháu ngày nay hư hỗn, khi lớp cha ông đã không là những tấm gương tốt cho chúng noi theo.
Gieo gió thì ắt sẽ gặt bão, cuộc sống vốn công bằng, thưa ông Tỵ.