Bài của Andrea Kirk Assaf (Zenit), phỏng vấn Tom Peterson, người sáng lập phong trào vận động “Người Công Giáo, Hãy Về Nhà.”
Rôma, 05 tháng 5, 2010 – Khi Thiên Chúa chọn một phương pháp để đem những người Công Giáo xa rời lâu năm trở về với Giáo Hội, hẳn là Ngài cũng muốn nhân rộng thành quả đó đến các nước khác nữa. Điều đó dường như đang diễn ra với phong trào vận động do Tom Peterson khởi xướng. Chúng tôi đã đăng Phần I bài phỏng vấn Tom Peterson. Sau đây là Phần II.
>-Zenit: Chuyến đi Rôma này, anh bị vây bủa bởi vô số yêu cầu phỏng vấn, và đồng thời anh cũng được “nối mạng” với rất nhiều tổ chức truyền thông quốc tế trong Giáo Hội; đâu là kết quả cụ thể anh thu được từ chuyến đi? Anh có cảm thấy rằng giờ đây có lẽ công cuộc của anh phải đảm nhận thêm một vai trò mới, để trình bày cách đơn sơ nhưng đầy cảm kích khuôn mặt tích cực của Giáo Hội giữa tất cả những chuyện tiêu cực mà dư luận đang xôn xao?
-Peterson: Chúa Giêsu gọi Thánh Kinh là “tin mừng.” Trong hành trình đức tin của chúng ta, Chúa Cha từ ái, Chúa Giêsu, và Chúa Thánh Thần đã trao cho chúng ta Tin Mừng. Nhưng thế gian thì muốn nói với chúng ta một câu chuyện khác. Thần dữ muốn làm chúng ta nản chí; nó kéo chúng ta tập chú vào những cái tiêu cực. Nó không muốn chúng ta nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, để chỉ lò mò trong bóng tối. Điều tôi học được trong chuyến đi này, đó là có rất nhiều tin mừng để chia sẻ. Và trong khi báo chí và các phương tiện truyền thông “đời,” các thế lực sự dữ trong thế giới này muốn chúng ta chúi mũi vào những con người không sống theo tinh thần của Đức Kitô, thì chúng ta trong tư cách là Thân Thể Đức Kitô, là những người đã chịu Phép Rửa trong Giáo Hội Công Giáo, phải chia sẻ tin mừng cho thế giới. Khi chúng ta làm thế, các phép lạ sẽ xảy ra, và lòng người sẽ thay đổi.
Có câu nói rằng “khoảng cách dài nhất trên trần đời này là khoảng cách 45 cen-ti-mét từ bộ óc tới trái tim của người ta.” Khi tôi đến với khóa hội thảo này, tôi hơi bị ‘khớp” vì sự kiện này qui tụ những giáo sư khoa bảng thông thái từ khắp nơi trên thế giới đến đây đăng đàn. Còn tôi chỉ mang theo mình một sứ điệp rất đơn sơ, đó là “Chúa yêu bạn.” Và để chuyển trao sứ điệp ấy, có những cách thức đầy sáng tạo qua đó chúng ta có thể làm cho sứ điệp chạm đến công chúng. Chúng ta hãy bắt chước Đức Giêsu, Ngài đã ra khỏi Đền Thờ để đi đến với người ta những nơi mà họ có mặt. Họ ở đâu vậy? Họ đang xem truyền hình, họ đang lướt mạng Internet. Bằng các phương tiện truyền thông hiện đại, chúng ta có thể mang Phúc Âm hay Tin Mừng của Chúa Giêsu đến cho một thế giới đang cần niềm hy vọng và cần được chữa lành. Tra tay vào làm, chúng ta sẽ thấy hoa trái sinh sôi!
Tôi vẫn cứ ngạc nhiên thú vị hoài mỗi khi có người từ Tây Ban Nha, Đức và những nơi khác nữa trên thế giới liên lạc với tôi và bảo: “Này, chúng tôi muốn có các chương trình như thế trong cộng đồng của chúng tôi, anh có thể đưa chúng đến với chúng tôi được không?” Tôi vừa mừng vừa băn khoăn bởi vì người ta muốn xem các chương trình ấy trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, bằng tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, vv. Và chúng tôi phải cố gắng để đáp ứng nhu cầu đó. Thực tế là chúng tôi không có nhiều nhân sự; khả năng cũng giới hạn. Nhưng Chúa sẽ liệu nếu Ngài muốn chúng tôi mở rộng công cuộc này. Và các kinh nghiệm rút được tại Mỹ sẽ là bài học quí báu để chúng tôi vận dụng vào các khung cảnh văn hóa khác. Để các chương trình thêm hiệu quả, chúng tôi sẽ ghi âm lời thuyết minh bằng ngôn ngữ địa phương, sẽ thay thế một số cảnh phim đặc thù tại nước Mỹ bằng những cảnh khác thích ứng hơn với mỗi quốc gia.
Chẳng hạn, các bạn ở Úc có thể muốn chúng tôi giới thiệu về Thánh Mary MacKillop, vị bổn mạng mới của họ, hoặc hình ảnh Đức Gioan Phaolô II đang ôm một chú kangaroo... Đó là những hình ảnh thân thương, gần gũi, có thể làm cho người Úc thốt lên: “Đây là gia đình Giáo Hội của mình!” Vâng, có những cảnh chúng tôi có thể thay đổi, để thông điệp được nồng nhiệt đón nhận ở các cộng đồng khác nhau.
-Zenit: Tương lai của cuộc vận động “Catholics, Come Home” sẽ như thế nào?
-Peterson: Chúng tôi vừa mới cập nhật trang web của mình hồi tháng 12, để làm cho nó năng động hơn và xác thực hơn. Chúng tôi đã sử dụng công nghệ web 2.0, giúp việc lướt web thoải mái hơn nhiều. Về nội dung, chúng tôi đưa vào thêm nhiều giáo huấn liên quan đến các vấn đề luân lý và xã hội rất sốt dẻo hiện nay mà người ta đang muốn tìm hiểu - chẳng hạn, các thông tin về vô sinh, các giáo huấn về ngừa thai, phá thai và về sự sống, giáo huấn về hôn nhân và gia đình, về sự tiêu hôn. Kết quả của sự cập nhật hồi tháng 12 này được thấy rõ ràng: lượng người truy cập tăng vọt, và trung bình người ta dành đến 6 phút hay nhiều hơn thế cho trang web, họ xem hơn bốn trang, nghĩa là so với tháng trước đó thì kết quả tăng gấp ba lần.
Công việc chúng tôi hiện đang làm, đó là áp dụng cùng một sách lược và công nghệ của catholicscomehome.org cho trang www.catolicosregresen.org, để các chương trình bằng tiếng Tây Ban Nha và các phương ngữ khác nhau của ngôn ngữ này được thích ứng hơn cho mỗi nước. Ví dụ, ở Mỹ, trong “Epic” chúng tôi đã cắt một số cảnh và đưa vào một cảnh về Thứ Tư lễ Tro và một cảnh về Đức Bà Guadalupe. Các chứng từ bằng tiếng Tây Ban Nha nói về việc Đức Mẹ không ngừng kêu gọi chúng ta trở về với Con của Mẹ. Chúng tôi sử dụng những cách nói gần gũi trong lời thuyết minh. Ví dụ, một anh bạn nói tiếng Tây Ban Nha kể chuyện rằng anh ấy là thành viên của một đội bóng chày chuyên nghiệp; đội bóng của anh làm việc vào ngày Chúa Nhật, và anh đã lấy đó làm lý do để không đi lễ.
Các “quảng cáo” của chúng tôi bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ba Lan được phát sóng ở Chicago – “Epic” bằng tiếng Ba Lan cũng được phát sóng trên Đài PolSat ở Chicago với sự động viên tích cực của Đức Hồng Y George, Tổng Giáo Phận Chicago. Chúng tôi biết rằng hàng triệu người ở Ba Lan đã xem các “quảng cáo” của “Catholics, Come Home” bằng tiếng Ba Lan trong suốt Mùa Vọng và dịp Lễ Giáng Sinh, vì tín hiệu PolSat được truyền tới Ba Lan qua vệ tinh. Một anh bạn Ba Lan ở giáo xứ chúng tôi vừa mới về thăm gia đình bên Ba Lan kể rằng anh ấy đã xem các “quảng cáo” này trên kênh truyền hình “đời” ở đó. Thì ra Chúa Thánh Thần đã ‘quốc tế hóa’ chúng tôi cả trước khi chúng tôi có ý định ấy! Đây là một thành quả ngoài dự kiến, đúng là do Chúa ban cho.
-Zenit: Anh đã học được gì khi đặt bước vào cuộc phiêu lưu thánh thiêng này?
-Peterson: Điều chính yếu tôi nhận ra, đó là một thế giới tuyệt đẹp ẩn giấu đang có đó, rất thực. Là người Công Giáo, chúng ta được trao ban các ân huệ Thánh Thần qua Bí Tích Phép Rửa và Bí Tích Thêm Sức, chúng ta còn lãnh nhận chính Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể nữa, nhưng rất thường chúng ta bị cuốn trôi bởi bao sự đời. Thiên Chúa có một mục đích và một chương trình cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta có một chức năng độc đáo trong Thân Mình Đức Kitô. Khi chúng ta thưa “Vâng” với Chúa và thi hành thánh ý của Ngài qua đời sống bí tích, thì cái vảy sẽ rơi khỏi mắt ta, như điều đã xảy ra với Thánh Phaolô, và cái thế giới mới mẻ ẩn giấu kia tất sẽ hiện lộ. Đó là một thế giới tràn ngập bao sắc màu, có sự phiêu lưu, có niềm vui và an bình. Tôi đã nhận ra rõ ràng những gì mình bỏ nhỡ khi sống kiểu “người Công Giáo ngoài giờ” – giờ đây tôi hiểu tại sao người ta vui mừng đến thế. Chỉ cần chúng ta cất bước đến với Chúa, như người con đi hoang trở về, thì Chúa Cha từ ái sẽ chạy ào tới đón chúng ta, và phủ ngập chúng ta bằng các ân huệ của Ngài.
Vì thế, tôi khích lệ mọi người hãy thưa “Vâng” với Chúa, hãy bước tới với cuộc hòa giải tuyệt vời nơi Bí Tích Tha Tội, hãy bắt đầu đọc Thánh Kinh, và xin Chúa kéo mình đến gần Ngài hơn. Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của chúng ta, và bạn sẽ có một cuộc phiêu lưu, bạn sẽ có một mục đích và một tiếng gọi trong đời sống. Bạn sẽ khám phá một thế giới mới, đầy hy vọng và bình an trong Chúa Giêsu.
(dịch từ WHAT’S BRINGING SO MANY CATHOLICS HOME? của Andrea Kirk Assaf, đăng trong Zenit.org, 05.5.2010)
Rôma, 05 tháng 5, 2010 – Khi Thiên Chúa chọn một phương pháp để đem những người Công Giáo xa rời lâu năm trở về với Giáo Hội, hẳn là Ngài cũng muốn nhân rộng thành quả đó đến các nước khác nữa. Điều đó dường như đang diễn ra với phong trào vận động do Tom Peterson khởi xướng. Chúng tôi đã đăng Phần I bài phỏng vấn Tom Peterson. Sau đây là Phần II.
Trang mạng catholicscomehome |
-Peterson: Chúa Giêsu gọi Thánh Kinh là “tin mừng.” Trong hành trình đức tin của chúng ta, Chúa Cha từ ái, Chúa Giêsu, và Chúa Thánh Thần đã trao cho chúng ta Tin Mừng. Nhưng thế gian thì muốn nói với chúng ta một câu chuyện khác. Thần dữ muốn làm chúng ta nản chí; nó kéo chúng ta tập chú vào những cái tiêu cực. Nó không muốn chúng ta nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, để chỉ lò mò trong bóng tối. Điều tôi học được trong chuyến đi này, đó là có rất nhiều tin mừng để chia sẻ. Và trong khi báo chí và các phương tiện truyền thông “đời,” các thế lực sự dữ trong thế giới này muốn chúng ta chúi mũi vào những con người không sống theo tinh thần của Đức Kitô, thì chúng ta trong tư cách là Thân Thể Đức Kitô, là những người đã chịu Phép Rửa trong Giáo Hội Công Giáo, phải chia sẻ tin mừng cho thế giới. Khi chúng ta làm thế, các phép lạ sẽ xảy ra, và lòng người sẽ thay đổi.
Có câu nói rằng “khoảng cách dài nhất trên trần đời này là khoảng cách 45 cen-ti-mét từ bộ óc tới trái tim của người ta.” Khi tôi đến với khóa hội thảo này, tôi hơi bị ‘khớp” vì sự kiện này qui tụ những giáo sư khoa bảng thông thái từ khắp nơi trên thế giới đến đây đăng đàn. Còn tôi chỉ mang theo mình một sứ điệp rất đơn sơ, đó là “Chúa yêu bạn.” Và để chuyển trao sứ điệp ấy, có những cách thức đầy sáng tạo qua đó chúng ta có thể làm cho sứ điệp chạm đến công chúng. Chúng ta hãy bắt chước Đức Giêsu, Ngài đã ra khỏi Đền Thờ để đi đến với người ta những nơi mà họ có mặt. Họ ở đâu vậy? Họ đang xem truyền hình, họ đang lướt mạng Internet. Bằng các phương tiện truyền thông hiện đại, chúng ta có thể mang Phúc Âm hay Tin Mừng của Chúa Giêsu đến cho một thế giới đang cần niềm hy vọng và cần được chữa lành. Tra tay vào làm, chúng ta sẽ thấy hoa trái sinh sôi!
Tôi vẫn cứ ngạc nhiên thú vị hoài mỗi khi có người từ Tây Ban Nha, Đức và những nơi khác nữa trên thế giới liên lạc với tôi và bảo: “Này, chúng tôi muốn có các chương trình như thế trong cộng đồng của chúng tôi, anh có thể đưa chúng đến với chúng tôi được không?” Tôi vừa mừng vừa băn khoăn bởi vì người ta muốn xem các chương trình ấy trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, bằng tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, vv. Và chúng tôi phải cố gắng để đáp ứng nhu cầu đó. Thực tế là chúng tôi không có nhiều nhân sự; khả năng cũng giới hạn. Nhưng Chúa sẽ liệu nếu Ngài muốn chúng tôi mở rộng công cuộc này. Và các kinh nghiệm rút được tại Mỹ sẽ là bài học quí báu để chúng tôi vận dụng vào các khung cảnh văn hóa khác. Để các chương trình thêm hiệu quả, chúng tôi sẽ ghi âm lời thuyết minh bằng ngôn ngữ địa phương, sẽ thay thế một số cảnh phim đặc thù tại nước Mỹ bằng những cảnh khác thích ứng hơn với mỗi quốc gia.
Chẳng hạn, các bạn ở Úc có thể muốn chúng tôi giới thiệu về Thánh Mary MacKillop, vị bổn mạng mới của họ, hoặc hình ảnh Đức Gioan Phaolô II đang ôm một chú kangaroo... Đó là những hình ảnh thân thương, gần gũi, có thể làm cho người Úc thốt lên: “Đây là gia đình Giáo Hội của mình!” Vâng, có những cảnh chúng tôi có thể thay đổi, để thông điệp được nồng nhiệt đón nhận ở các cộng đồng khác nhau.
-Zenit: Tương lai của cuộc vận động “Catholics, Come Home” sẽ như thế nào?
-Peterson: Chúng tôi vừa mới cập nhật trang web của mình hồi tháng 12, để làm cho nó năng động hơn và xác thực hơn. Chúng tôi đã sử dụng công nghệ web 2.0, giúp việc lướt web thoải mái hơn nhiều. Về nội dung, chúng tôi đưa vào thêm nhiều giáo huấn liên quan đến các vấn đề luân lý và xã hội rất sốt dẻo hiện nay mà người ta đang muốn tìm hiểu - chẳng hạn, các thông tin về vô sinh, các giáo huấn về ngừa thai, phá thai và về sự sống, giáo huấn về hôn nhân và gia đình, về sự tiêu hôn. Kết quả của sự cập nhật hồi tháng 12 này được thấy rõ ràng: lượng người truy cập tăng vọt, và trung bình người ta dành đến 6 phút hay nhiều hơn thế cho trang web, họ xem hơn bốn trang, nghĩa là so với tháng trước đó thì kết quả tăng gấp ba lần.
Công việc chúng tôi hiện đang làm, đó là áp dụng cùng một sách lược và công nghệ của catholicscomehome.org cho trang www.catolicosregresen.org, để các chương trình bằng tiếng Tây Ban Nha và các phương ngữ khác nhau của ngôn ngữ này được thích ứng hơn cho mỗi nước. Ví dụ, ở Mỹ, trong “Epic” chúng tôi đã cắt một số cảnh và đưa vào một cảnh về Thứ Tư lễ Tro và một cảnh về Đức Bà Guadalupe. Các chứng từ bằng tiếng Tây Ban Nha nói về việc Đức Mẹ không ngừng kêu gọi chúng ta trở về với Con của Mẹ. Chúng tôi sử dụng những cách nói gần gũi trong lời thuyết minh. Ví dụ, một anh bạn nói tiếng Tây Ban Nha kể chuyện rằng anh ấy là thành viên của một đội bóng chày chuyên nghiệp; đội bóng của anh làm việc vào ngày Chúa Nhật, và anh đã lấy đó làm lý do để không đi lễ.
Các “quảng cáo” của chúng tôi bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ba Lan được phát sóng ở Chicago – “Epic” bằng tiếng Ba Lan cũng được phát sóng trên Đài PolSat ở Chicago với sự động viên tích cực của Đức Hồng Y George, Tổng Giáo Phận Chicago. Chúng tôi biết rằng hàng triệu người ở Ba Lan đã xem các “quảng cáo” của “Catholics, Come Home” bằng tiếng Ba Lan trong suốt Mùa Vọng và dịp Lễ Giáng Sinh, vì tín hiệu PolSat được truyền tới Ba Lan qua vệ tinh. Một anh bạn Ba Lan ở giáo xứ chúng tôi vừa mới về thăm gia đình bên Ba Lan kể rằng anh ấy đã xem các “quảng cáo” này trên kênh truyền hình “đời” ở đó. Thì ra Chúa Thánh Thần đã ‘quốc tế hóa’ chúng tôi cả trước khi chúng tôi có ý định ấy! Đây là một thành quả ngoài dự kiến, đúng là do Chúa ban cho.
-Zenit: Anh đã học được gì khi đặt bước vào cuộc phiêu lưu thánh thiêng này?
-Peterson: Điều chính yếu tôi nhận ra, đó là một thế giới tuyệt đẹp ẩn giấu đang có đó, rất thực. Là người Công Giáo, chúng ta được trao ban các ân huệ Thánh Thần qua Bí Tích Phép Rửa và Bí Tích Thêm Sức, chúng ta còn lãnh nhận chính Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể nữa, nhưng rất thường chúng ta bị cuốn trôi bởi bao sự đời. Thiên Chúa có một mục đích và một chương trình cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta có một chức năng độc đáo trong Thân Mình Đức Kitô. Khi chúng ta thưa “Vâng” với Chúa và thi hành thánh ý của Ngài qua đời sống bí tích, thì cái vảy sẽ rơi khỏi mắt ta, như điều đã xảy ra với Thánh Phaolô, và cái thế giới mới mẻ ẩn giấu kia tất sẽ hiện lộ. Đó là một thế giới tràn ngập bao sắc màu, có sự phiêu lưu, có niềm vui và an bình. Tôi đã nhận ra rõ ràng những gì mình bỏ nhỡ khi sống kiểu “người Công Giáo ngoài giờ” – giờ đây tôi hiểu tại sao người ta vui mừng đến thế. Chỉ cần chúng ta cất bước đến với Chúa, như người con đi hoang trở về, thì Chúa Cha từ ái sẽ chạy ào tới đón chúng ta, và phủ ngập chúng ta bằng các ân huệ của Ngài.
Vì thế, tôi khích lệ mọi người hãy thưa “Vâng” với Chúa, hãy bước tới với cuộc hòa giải tuyệt vời nơi Bí Tích Tha Tội, hãy bắt đầu đọc Thánh Kinh, và xin Chúa kéo mình đến gần Ngài hơn. Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của chúng ta, và bạn sẽ có một cuộc phiêu lưu, bạn sẽ có một mục đích và một tiếng gọi trong đời sống. Bạn sẽ khám phá một thế giới mới, đầy hy vọng và bình an trong Chúa Giêsu.
(dịch từ WHAT’S BRINGING SO MANY CATHOLICS HOME? của Andrea Kirk Assaf, đăng trong Zenit.org, 05.5.2010)