Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Thường Niên, Năm A - (Isaiah 49: 3, 5-6; Psalm 40; Corinthians 1: 1-3; John 1: 29-34)

Tôi tớ nghĩa là gì? Từ này đôi chút đã bị mờ nhạt trong chính thời đại của chúng ta vì nó gợi sự liên tưởng những hình ảnh của giai cấp và đặc quyền, đặc lợi.

Người đầy tớ bí ẩn và vô danh mà Isaiah khắc họa chân dung là người mà được vạch ra cho sứ vụ này ngay từ lúc ông được thụ thai. Ông được lưu tâm như “Israel”. Trong một vài trường hợp, biểu thị rằng những hoạt động của ông và số phận của Israel không thể tách rời khỏi sự ràng buộc. Công việc của ông lai láng niềm vui: ông đến là để khôi phục và canh tân dân Israel, những người mà đã bị ly tán và tổn thương tinh thần bởi đằng đẵng kiếp lưu đày ở Babylon. Nhưng sứ vụ của ông còn vượt xa hơn thế. Trong Isaiah tầm nhìn thuộc về một sứ vụ phổ quát dành cho Israel bắt đầu mở ra. Tiếng gọi của Israel từ Thiên Chúa coi như nhân danh của toàn nhân loại. Người đầy tớ ấy là mẫu mực và là hệ biến cách cho tất cả những ai tìm đến tình yêu và phụng sự Thiên Chúa. Nó đã xác định cuộc đời và sứ vụ cứu độ của Chúa Giê-su và nó còn xác định cuộc đời của tất cả những ai khẳng định tuyên bố theo Người. Lời phúc đáp của con người bằng đức tin trước tiếng gọi của Thiên Chúa vượt xa hơn phái bên kia của “nhận ơn cứu độ” hoặc đi đến thiên đàng – đó là sự cam kết để phục vụ thế gian và cho nhân loại. Tôn giáo đích thực nói đến phục vụ và lòng trắc ẩn. Là một đầy tớ của Thiên Chúa sẽ thấy sự biểu đạt tuyệt mỹ của nó trong một người vì tha nhân.

Được gọi để trở nên thánh – người đang được đề cập đến có phải là Thánh Phao-lô không? Chúng ta không nghĩ về bản thân mình trong thuật ngữ phong thánh – nó dường như một chút gì trọng đại vượt quá khả năng của chúng ta. Nhưng Thánh Phao-lô không sử dụng thuật ngữ này một cách vô căn cứ. Ông muốn nói đến tất cả những ai kêu cầu danh thánh Chúa Giê-su và tất cả những ai là môn đệ của Người. Ông không nói về sự phong thánh trang trọng mà chúng ta thường liên kết với sự phong thánh được thực thi theo giáo quyền của một cá nhân. Quan điểm của Thánh Phao-lô về sư bất khả xâm không tán thành một chút nào từ sự sở hữu của riêng mình đối với nó không phải là một nhiệm vụ đơn độc cho sự tiến bộ tinh thần, cũng không phải là sự khổ hạnh “tự lực”. Nó chắc chắn không phải là sự thành tựu cá nhân của con người hoặc sở hữu. Duy nhất con người là thánh – Chúa Giê-su – và Chúa Trời đã phán truyền rằng sự thánh thiện cho những ai mãi mãi hiệp nhất với Người trong tâm trí và tâm hồn. Đó là một quá trình chuyển đổi bởi phương tiện tinh thần và Thánh Phao-lô thường xuyên đề cập đến như là “trong Đức Ki-tô.” Sự thiêng liêng là một lời cởi mở cho tất cả những ai sẵn sàng dâng hiến tinh thần. Mẹ Teresa khẳng định sự thánh thiện không phải là phương tiện của một thiểu số mà là tiếng gọi của tất cả Ki-tô hữu.

Những lời này rất quan trọng: Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian! Những lời này dĩ nhiên là những lời của Chiên Thiên Chúa trong phụng vụ. Và những biểu tượng này là sự đóng góp độc đáo của Tin Mừng theo Thánh Gio-an, vì điều đó duy nhất Thánh Gio-an người mà đã đề cập đến Chúa Giê-su bằng những thuật ngữ này. Thậm chí niên đại về Tuần Thánh của Gio-an cũng khác. Bữa ăn cuối cùng không được khắc họa như là một bữa Vượt Qua và không giống như những Tin Mừng khác Chúa Giê-su chịu chết vào ngày chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua vào lúc, khi mà những chiên trong đền thờ bị tàn sát. Điều thú vị là “tội lỗi” ở số ít – tội lỗi con người của thế gian là gì? Là sự kém hiểu biết của con người về Thiên Chúa, và còn chối bỏ để công nhận sự dốt nát đó. Tất cả những tội lỗi khác dẫn đến từ sư thiếu hiểu biết căn bản và tách biệt khỏi Thiên Chúa. Vì Chiên thuộc Lễ Vượt Qua Chúa Giê-su xóa bỏ tội lỗi đó và phục hồi những tri thức và trải nghiệm cá nhân về Thiên Chúa.

Tội lỗi vẫn ngập tràn trên một phần thế giới chúng ta vì là kém hiểu biết về Thiên Chúa. Nhưng bằng sự phục vụ vị tha của chính chúng ta đã phát triển trong nhận thức về Thiên Chúa chúng ta cũng có thể tiếp tục công việc loại bỏ tội lỗi thế gian. Người Tôi Tớ của Israel và là Chiên của Thiên Chúa đều giống nhau ở chỗ tư duy và hành động trong sự hài hòa với Thiên Chúa. Thay vì những quyết tâm của Năm Mới thường có xu hướng tập trung vào bản thân, có lẽ chúng ta có thể giải quyết để tạo cho tâm linh của họ, của chính chúng ta trong năm mới đang đến. Đây sẽ là một phúc lành không chỉ cho chính bản thân chúng ta và tha nhân mà còn cho toàn thế giới.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)