VÌ ĐÒI CÔNG LÝ CHO ĐỒNG BÀO LINH MỤC BỊ CHÚNG ĐÁNH 3

(Tiếp theo)

III. NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN CHỈ BIẾT ÐẶT CHUYỆN VÀ VU CÁO.

A. Linh mục Antôn Ðặng Hữu Nam, Chính xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), ngày 04.08.2016, đã bị công an ‘chìm’ chặn đường và ‘mời’ về công an phường Dịch Vọng (Hà Nội) để ‘làm việc’. Tại đây, Cha trực tiếp gặp đại úy Phạm Văn Trung, đội phó đội điều tra quận Cầu Giấy. Ông nói có kẻ tên là Lê Văn Kiên, ở tại xóm 4, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), viết đơn tố cáo Cha nhận 50.000 mỹ kim từ đảng Việt Tân để ‘phát cho giáo dân đi biểu tình chống phá nhà nước’. Tuy nhiên, ‘quan’ công an này đã không trình được đơn này theo yêu cầu của Cha. Cha khẳng định đó chỉ là thư nặc danh và việc này là ‘trò bịa đặt’. Chưa chịu thua, ‘tên này’ buộc Cha tội tổ chức biểu tình để chống phá nhà nước và viết bài đưa lên mạng. Cha khẳng định việc thể hiện quan điểm là quyền tự do ngôn luận. Cha nói tôi không tổ chức biểu tình chống nhà nước mà khi dâng Thánh Lễ, kêu mời giáo dân nói riêng, và người Việt Nam nói chung phải bảo vệ Tổ quốc. Trong Thánh Lễ, Cha đều cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, cho quốc thái dân an, cầu cho chính những người lãnh đạo cộng sản phải biết yêu nước và có trách nhiệm với người dân. Việc tuần hành bảo vệ môi trường và kêu gọi tình yêu thương không phải là biểu tình. Trước khi tổ chức các cuộc tuần hành, Cha đều thông báo với trưởng công an huyện để đề nghị cơ quan này bảo vệ người dân khi tham gia tuần hành.

B. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An gởi Công văn số 7553, ngày 07.10.2016, về việc trao đổi một số hoạt động vi phạm của Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên (Quỳnh Lưu) đến hai Ðức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, và Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá, Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục Giáo phận Vinh. Văn thư nêu: Linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều hoạt động lấn lướt chính quyền, kích động giáo dân gây phức tạp An ninh Trật tự, có nhiều lời nói, hành động xúc phạm, o ép ngăn cạn giáo dân tham gia các hoạt động của chính quyền đoàn thể cơ sở gây bất bình trong tập thể giáo dân và quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến quan hệ Lương – Giáo và hình ảnh Giáo Hội.

Sau đó, văn thư tố cáo Cha Nam đã huy động giáo dân kéo vào thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Formosa (xem đoạn II.A). « Vì vậy, UBND Nghệ An trao đổi va đề nghị Cụ Giám mục Giáo phận Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Ðặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Ðặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An ». Văn thư được ấn ký bởi Lê Xuân Ðại, Phó Chủ tịch, ký thay Chủ tịch UBND.

IV. NHÀ NƯỚC CHÀ ÐẠP PHÁP LUẬT.

A. Sự thật. Ở đây, người dân đi kiện Formosa vì tập đoàn tội ác này đã gây thảm họa môi trường, làm thiệt hại cho đồng bào và con cháu họ, hiện tại và tương lai, chớ không phải Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đi kiện. Việc các linh mục, cùng đồng hành với họ là thể hiện tình thương, sự liên đới, sự đồng hành và dấn thân bằng chính mạng sống mình với của người dân. Còn chủ thể việc kiện tụng này, là chính những nạn nhân bị thiệt hại do Formosa gây ra.

B. Công lý. Gây thiệt hại cho người dân Nghệ An thì Formosa có nghĩa vụ phải bồi thường, chính phủ (Hành pháp) không có nhiệm vụ đòi số tiền 500 ngàn mỹ kim (con số từ trên trời rơi xuống) để làm đầy tớ Formosa hầu đem phân chia cho các nạn nhân.

Nếu như họ từng mạo nhận là một ‘nhà nước của dân, do dân, vì dân’ thì nhà cầm quyền ở Nghệ An phải đứng ra hướng dẫn đồng bào khởi kiện Formosa mới hợp lẽ đời và luật pháp. Tại sao họ không đối thoại với những nguyên đơn, những người dân khiếu kiện, mà lại gửi văn thư đến Tòa Giám mục Giáo phận Vinh? Chẳng lẽ, họ dốt đến độ không thể nhận ra ai là chủ thế khởi kiện và đâu là một tổ chức tôn giáo, phục vụ đồng bào?

Không dốt như thế đâu. Nhưng, do bản chất vốn lấy sự dối trá để xử lý công việc, họ đã cố tình vòng vo, đổ trách nhiệm của mình để rồi vu cáo, dựng chuyện, bôi xấu một Giáo Hội Công Giáo, vì thương người, nên giúp đở đồng bào đi ngược lại những hành động của nhà cầm quyền là chỉ bóc lột và trấn áp dân lành.

Văn thư này tố cáo một việc mà họ đã làm là trái pháp luật pháp: Gây cản trở có tổ chức bạo hành người dân đi khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Trong khi đúng luật ‘Quyền lợi người dân phải được bảo vệ, trước hết, là trách nhiệm của chính nhà cầm quyền, những người vốn tự nhận là đầy tớ nhân dân, sống bằng đồng tiền thuế mà người dân Nghệ An nuôi nấng :

Điều 166 Luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2016) quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Luật khiếu nại, tố cáo 02/2011/QH13 cũng ghi rõ: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm :

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại, đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

Văn bản luật quy định rõ như vậy mà văn thư UBND Tỉnh Nghệ An đã thú nhận: « Ngày 13/020/2017, UBND Tỉnh Nghệ An có công văn số 767/UBND-NC gửi Tòa Giám mục, đồng thời cử ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch thường trực UBND Tỉnh, trực tiếp trao đổi với Giám mục Giáo phận Vinh, các ban ngành huyện Quỳnh Lưu trực tiếp trao đổi với Linh mục Nguyễn Đình Thục để đề nghị không tổ chức đông giáo dân kéo vào Hà Tĩnh… » để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình.

Văn bản pháp luật trên cũng quy định người dân khiếu kiện không được nộp thay, không được khiếu kiện nộp đơn tập thể, mỗi cá nhân buộc phải đến Tòa án để nộp đơn khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Thế nhưng, văn thư này, một lần nữa, cho thấy trình độ thấp kém về luật pháp, hay cố tình chà đạp luật pháp cộng sản hiện hành : « Lãnh đạo Tỉnh Nghệ An… đã có mặt tại hiện trường để tuyên truyền, vận động nói rõ sẽ trực tiếp nhận đơn khởi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa của bà con giáo dân để gửi đến Tòa án Nhân dân Huyện Kỳ Anh để giải quyết ».

Ngoài ra, việc tranh chấp giữa Formosa và nạn nhân của họ phải giải quyết chiếu theo luật dân sự. Do đó, Ðiều 4 khoản 1 Luật Tố tụng Dân sự ngày 25.11.2015 có hiệu lực từ ngày 01.06.2016 quy định: « Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác… ». Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản Nghệ An đã vi phạm quyền khởi kiện của công dân một cách rõ ràng, làm cho người dân phẫn nộ.

C. Truyền thông nhà nước chuyên vu khống.

Ngày 15.02.2017, chính quyền Nghệ An, dùng báo đảng tỉnh này, yêu cầu các cơ quan truyền thông, truyền thanh và báo chí, loan tin trung thực và kịp thời về cuộc biểu tình khiếu kiện Formosa của bà con Giáo xứ Song Ngọc đã dẫn đến náo loạn và xô xát do thái độ quá khích từ những người đi khiếu kiện để dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Ngoài ra, họ còn hứa sẽ kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật gây ra sự kiện phức tạp này.

Báo Nghệ An, kênh thông tin chính thức của tỉnh, viết rằng dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục, sáng 14.02.2017, và khoảng 500 giáo dân đã tập hợp tại Giáo xứ Song Ngọc rồi kéo vào Hà Tĩnh. Khi đến xã Diễn Hồng (Nghệ An), đoàn biểu tình đã không chấp hành lịnh giữ trật tự của cảnh sát giao thông mà còn cản trở và gây ách tắc. Khi đó lãnh đạo tỉnh đề nghị đoàn biểu tình vào bãi đất trống bên đường để làm việc và đối thoại nhưng linh mục Thục chỉ đạo bà con dừng xe giữa Quốc lộ 1A. Nhiều người biểu tình không chịu xuống xe nên để giải quyết ách tắc, công an buộc lòng phải cho câu xe. Một số giáo dân quá khích đã cố tình chống lại khiến xô xát xảy ra giữa dân với lực lượng công an. Lợi dụng tình cảnh hỗn loạn đó, linh mục Thục liền gọi điện thoại thông báo là công an đánh ông bị thương.

Buổi chiều, các viên chức địa phương (bí thư tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc công an tỉnh) cùng một số linh mục đến hiện trường, yêu cầu không nên có hành động quá khích và đề nghị linh mục Thục chỉ đạo giáo dân quay về nhà. Tuy nhiên, một số đối tượng phản động lại xúi dục giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để ném đá vào cảnh sát công an khiến 16 cán bộ bị thương, trong đó có cả giám đốc công an tỉnh Nghệ An. (Về tin ‘bị thương’ này, kể cả ông Nguyễn Hữu Cầu, giám đốc công an, phóng viên Thanh Trúc (Ðài RFA) dùng đường dây viễn liên của RFA để nối về tới ông Cầu để hỏi chuyện nhưng, rất tiếc, bên kia không bắt máy. Chị Thanh Trúc không còn cách nào khác để kiểm chứng đúng sai khi cấp thẩm quyền tỉnh Nghệ An không hợp tác để trả lời về cuộc biểu tình của giáo dân Song Ngọc này).

Sau đó, chị Thanh Trúc được ông Bảo, cư dân Nghệ An, không dự biểu tình nhưng đã chứng kiến vụ việc này, cho biết nhận định của mình là ‘việc dân đi biểu tình thì không có gì sai, nhưng vì chính quyền nghĩ là dân bị linh mục kích động nên mới có chuyện. Công an có ý đồ là động chạm một cái có thể họ đánh lại. Công an đánh dân thì dân đánh lại cũng đúng thôi’.

Một giáo dân Quỳnh Lưu có tham gia đoàn biểu tình cho biết ‘mọi chi tiết trên Báo Nghệ An đều không đúng Sự thật. Báo này vu khống. Sự thật, những giáo dân mang đơn đi kiện cùng với cha Thục thì rất ôn hòa bởi họ nghe lệnh của Cha, họ không chủ tâm để mà xô xát hay là đánh nhau’.

Lựu đạn cay và dùi cui để dẹp biểu tình là hai chi tiết không được báo Nghệ An nhắc tới trong bản tin này. Ông Chung, từ Yên Thành tời Quỳnh Lưu để đồng hành biểu tình, cho biết: « Bà con đi bộ và đi bằng xe máy, rất tuân thủ giao thông chứ không làm ách tắc giao thông được. Thậm chí khi thấy chính quyền tấn công thì linh mục đã hô “ai là con chiên của Giáo xứ Song Ngọc thì ngồi xuống, tất cả ngồi xuống”. Ý cha làm như thế để tránh xô xát, chứng tỏ là biểu tình với một tính cách ôn hòa chứ không phải đi gây gổ ».

Vu khống là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng, với nhiều tình tiết gia trọng, cần phải bị xử lý nghiêm minh. Thật vậy, Luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 122 về ‘tội vu khống’ như sau:

« 1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm ».

- Nhẹ dạ, cả tin?

Báo Nghệ An, ngày 14.02.2017, bình luận về Linh mục Nguyễn Đình Thục có đoạn: « Hành vi kích động, tổ chức một số giáo dân nhẹ dạ, cả tin đi khởi kiện Công ty Formosa của ông Nguyễn Đình Thục ngày 14/2 không chỉ gây mất ổn định về an ninh trật tự, ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động sản xuất của người dân, mà còn đi ngược đường hướng, giáo lý của đạo Công Giáo, trái với chức trách, bổn phận của một chức sắc tôn giáo ».

Bốn chữ này đã được ông Trần Tiến Đức, ngày 17.02.2017, đề cấp với Ðài BBC : « Tôi thấy rất buồn cười rằng khi nói những người đi khiếu kiện là những người 'nhẹ dạ, cả tin', tại sao lại coi thường người dân thế nhỉ? Người dân có suy nghĩ của người ta, có tính toán của người ta và như các diễn giả đều nói là ảnh hưởng đến quyền lợi của người ta.
Thứ hai, tôi thấy rất buồn cười rằng khi nói những người đi khiếu kiện là những người 'nhẹ dạ, cả tin', tại sao lại coi thường người dân thế nhỉ? Người dân có suy nghĩ của người ta, có tính toán của người ta và như các diễn giả đều nói là ảnh hưởng đến quyền lợi của người ta.

Và người dân phải được tham khảo ý kiến, tôi nghĩ rằng khi xây nhà máy Formosa, chắc dân ở đấy cũng chẳng ai được hỏi. Và đến khi thảm họa xảy ra, thì dân cũng không được tham khảo.

Tôi nghĩ rằng muốn xác định mức độ phạm tội của Formosa như thế nào, thì phải có những điều tra rất kỹ lưỡng và phải đưa ra tòa, chứ không phải là những quyết định hành chính.

"Cho nên tôi nghĩ rằng bài báo, cái lối viết như thế, tôi còn nhớ những đợt người dân yêu nước ở Hà Nội đi biểu tình để chống vụ Giàn khoan (HD-981) rồi biểu tình để tưởng nhớ, hoặc là tụ tập để tưởng nhớ những liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ biên cương của đất nước, thì lại gọi, kêu là những người 'nhẹ dạ, cả tin', rồi thế này, thế nọ.

V. SỐNG TIN MỪNG ÐỨC KITÔ.

Ngày 08 và 09.06.2015, Ðại chủng viện Vinh Thanh đã tổ chức Tuyển sinh cho Khóa 15 với 345 thí sinh đăng ký tham dự thi để chọn khoảng 40. Ðề thi môn văn năm này được gợi hứng từ một câu rất nổi tiếng của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 41. ‘Con người thời nay mong nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy là bởi vì các vị thầy này là những chứng nhân’.

- những chứng nhân

Ngay hôm 15.02.2017, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, và Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã tức tốc từ Sài Gòn ra Nghệ An, để đến thăm Linh mục Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, khi nhị Vị Giáo sĩ nhận tin nhà cầm quyền Việt cộng đàn áp, đánh đập khi những nạn nhân này đi nộp đơn khởi kiện Formosa hôm trước, ngày 14.02.2017. Cuộc viếng thăm này đã diễn ra trong bầu không khí hết sức cảm động, không sợ hãi, hoảng loạn vì bị đàn áp đầy máu bởi chính quyền cộng sản. Ðông đảo giáo dân vui mừng tụ họp về sân nhà thờ, để chào đón các vị lãnh đạo tinh thần của mình với một niềm vinh hạnh lớn lao.

Ðức cha Hoàng Ðức Oanh đã cho biết Người ủng hộ và tuyên dương việc làm của Cha Nguyễn Ðình Thục và giáo dân Giáo xứ Song Ngọc trong việc khởi kiện Formosa. Việc làm này chứng tỏ tinh thần yêu đồng bào, yêu nước, yêu Giáo Hội. Khi nói đến hành động đàn áp của chính quyền, Ðức cha nói Người rất lấy làm tiếc. Lẽ ra, chính quyền phải để cho người dân được thực hiện quyềnđi khiếu kiện, và phải chi trả tiền đền bù một cách thỏa đáng cho nạn nhân. Ðằng này, họ đã tìm cách cản trở, dẫn đến việc đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người dân và chính quyền.

Sau đó, trong nhà thờ, các Giáo sĩ khen ngợi và khích lệ giáo dân. Việc làm của giáo dân đang được hàng triệu người dân Việt Nam trên cả nước ủng hộ. Hãy nhìn số lượt người theo dõi các tin tức về vụ khiếu kiện trong những ngày này là thấy rõ điều này. Các Vị lãnh đạo cho biết có những người theo đạo Phật cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với giáo dân Song Ngọc. Giáo Hội Công Giáo hiện nay có thể đủ sức để tổ chức giúp để cùng giáo dân của mình trong việc đòi công lý. Như vậy, bạo lực đã không thể dập tắt Niềm Tin. Tín hữu Công Giáo cả nước đang đoàn kết hơn nữa sau những gì vừa diễn ra với Giáo xứ Song Ngọc. Niềm Tin của giáo dân còn được thắp sáng hơn bao giờ hết!

Ngày 01.01.2017, nhân Ngày Hòa bình thế giới, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sứ điệp ‘Phi bạo lực : một Ðường Lối Chánh Trị vì Hòa Bình’. Trong đó, vị Cha Chung Giáo Hội Công Giáo kiêm Quốc Trưởng Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh, và Saint-Siège, tiếng Pháp) nhắc mọi người thiện chí, cách riêng Tín hữu Công Giáo :

- trích dẫn từ Thông điệp ‘Hòa bình trên Thế giới’ (Pacem in terris) của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, vị tiền nhiệm của tôi, Á Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã ca ngợi ‘ý nghĩa và sự hăng hái đối với nền hòa bình được đặt nền móng trên Sự thật, Công lý, Tự do và Bác ái’.

- từ lý do đó, Ðức Thánh Cha muốn đề cập một cách chi tiết hơn tới sự phi bạo lực như là một phương cách của một nền chính trị vì Hòa bình, và cầu xin Thiên Chúa giúp mọi người chúng ta quay lại với sự phi bạo lực trong chiều sâu của cảm nghĩ chúng ta, cũng như trong những giá trị nhân bản. Ước gì cách thức chúng ta đối xử với nhau trong các mối tương quan giữa con người với con người, trong các mối tương quan xã hội và quốc tế, sẽ được dẫn dắt bởi Đức Ái và sự phi bạo lực…

Tính thời sự, quan trọng và cấp bách của những giáo huấn này không những cho các trong thời đại đã qua mà còn thật ấn tượng cho Người Dân đất Việt Nam chúng ta hôm nay dưới sự cai trị của độc tài cộng sản, gian ác và vâng lịnh tàu cộng mà Formosa là một thí dụ điển hình.

Hà Minh Thảo