CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B
Xin đừng "đóng đinh"
Vào một đêm, Nã Phá luân nói chuyện với một người bạn. Lúc đó trời đã khuya. Những ngôi sao trên bầu trời nhỏ như những cái chấm sáng. Nã Phá Luân vẫn còn tỉnh, nhưng bạn của anh thì đã buồn ngủ nhiều. Nã Phá Luân đưa tay chỉ lên trời: “Anh có thấy những ngôi sao không?”. Người bạn đáp: “Tôi chẳng thấy gì”. Nã Phá Luân nói: “Tôi thì thấy, đó là chỗ khác nhau giữa tôi và anh”.
Cùng một ánh sao trên bầu trời, có người nhận ra, lại có người chẳng thấy gì. Nhưng không chỉ là một ánh sao, những vấn đề từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất cũng sẽ có không biết bao nhiêu cách nghĩ, cách hành động, hoặc có khi người ta nhận ra nhiều ý kiến, nhiều bài học, còn tôi chẳng nhận thấy gì.
Cũng vậy liên quan đến cuộc sống, đến vận mạng của đời người, liên quan đến tôn giáo, đến đức tin, đến những gì là chiều cao, hay sâu thẳm thuộc về thế giới của tâm hồn, không phải ai cũng có thể lãnh hội, hay lãnh hội cùng một cấp độ như nhau.
Vì thế càng suy nghĩ, tôi càng nhận thấy lời của thánh Gioan Kim Khẩu dù đã xưa nhưng vẫn cứ mới: “Loài người vốn bị đóng đinh vào những việc thuộc về trần thế”. Dĩ nhiên “đóng đinh” ở đây không mang nghĩa đau khổ, nhưng chỉ muốn nói tới thái độ tự chôn mình sâu thẳm trong thế giới vật chất.
Bị “đóng đinh” chặt vào trần thế, từ xưa, dân của Chúa, dẫu đã nhìn thấy rất nhiều dấu lạ do Thiên Chúa thực hiện để cứu họ, họ thừa biết Thiên Chúa quyền năng, không biết bao nhiêu lần đã dùng bàn tay mạnh, cánh tay hùng để gìn giữ, để che chở, thậm chí bênh vực họ, nhưng họ vẫn cứ là những kẻ hay quên. Quên đến mức phụ bạc cả tình thương của Chúa. Quên đến mức rất nhiều lần họ tỏ ra vong ân.
Không những dân Chúa đã tự để mình đóng đinh vào trần thế, họ còn tự đóng đinh rất chặt vào đó. Quay trở về với cuộc vượt qua vĩ đại của người Do Thái, ta sẽ nhận thấy.
Ngày ấy, Thiên Chúa nhìn thấy dân phải lầm than nô lệ Aicập, triền miên bị người Aicập xúc phạm và làm cho ô nhục. Hằng ngày không biết bao nhiêu hình khổ người Aicập giáng xuống trên họ. Vì thế, Thiên Chúa thấu nỗi đau của dân. Chúa sai ông Môisen đến cứu dân. Chính lòng yêu thương của Chúa đã giải phóng họ.
Lễ vượt qua đầu tiên ấy đã đưa họ vượt qua tình trạng nô lệ bước vào đời sống tự do. Nhưng bất cứ điều gì cũng phải có giá của nó. Trước khi vào miền đất tự do, dân cần phải được tôi luyện lòng trung thành với Chúa của mình.
Bởi đó, bốn mươi năm đằng đẳng trong sa mạc, đói, khát, thiếu thốn… đã làm cho họ không ít ngã lòng. Thay vì ghi sâu lòng biết ơn Đấng giải thoát mình, họ đã mất kiên nhẫn. Không biết bao nhiêu lần, họ phàn nàn, oán trách Chúa.
Bài đọc I, trích sách Xuất Hành là một bằng chứng về điều này. Họ không ngừng kêu trách ông Môisen và ông Aaron (phụ tá của ông Môisen), là những người được Chúa cắt đặt lãnh đạo họ: “Thà chúng tôi chết trong đất Ai-cập do tay Chúa khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này, để cả lũ phải chết đói như vậy?".
Và còn nữa những lời trách móc tương tự như thế. Không chỉ là những lời trách móc động đến Môisen, nhưng còn động đến cả Thiên Chúa.
Để cho mình đóng đinh vào trần thế, họ không thể nhìn thấy những thực tại thiêng liêng, cụ thể là lòng thương xót của Chúa. Dính bén quá nhiều với vật chất, con người chỉ thấy cái trước mặt, coi trọng hiện tại và quyên mất mọi giá trị siêu nhiên.
Vẫn chưa hết. Tôi lại thấy trong bài Tin Mừng, thái độ đóng đinh rất chắc chắn của đám dân đi theo Chúa.
Nếu Chúa nhật lần trước, thánh Gioan biết Chúa Giêsu làm một phép lạ cả thể nuôi sống một số lượng dân chúng rất đông (chỉ tính riêng đàn ông đã có khoảng 5.000 người), thì ngay sau đó, họ muốn tôn Chúa làm vua.
Cứ tưởng, nhờ chứng kiến phép lạ, họ tin Chúa, muốn theo Chúa, muốn học nơi Chúa giáo lý mới, muốn mãi mãi thuộc về Chúa… nên đặt Chúa làm vua của lòng mình.
Không phải thế! Bài Tin Mừng hôm nay là phần nối tiếp của bài Tin Mừng tuần trước, cho thấy sự cứng rắn của Chúa Giêsu: Người nói thẳng vào thái độ bất chính của họ: “Các ngươi tìm Ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời…”.
Đóng đinh chính mình một cách quá chặt vào thế giới vật chất, người ta đã biến mình thành nô lệ vật chất, nô lệ những gì tầm thường và dễ đi xa mọi giá trị thánh thiêng, đi xa những giá trị làm nên ý nghĩa của đời người.
Để lòng đầy ham hố, người ta quên biết ơn Thiên Chúa, người ta cũng không đủ sáng suốt để thấy rằng, mọi điều xuất phát từ nơi Chúa Giêsu, từ lời dạy đến phép lạ của Chúa đều dẫn đến chân trời của sự thánh thiện, của đức tin, của ơn cứu rỗi, nhất là của ơn hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa, nên một với Con của Ngài là chính Chúa Giêsu.
Và khi muốn đặt Thiên Chúa làm vua chỉ để no cái bụng, người ta đã tục hóa hình ảnh Thiên Chúa của mình, nếu không muốn nói thái độ ấy đã vô tình biến Thiên Chúa thành con rối để điều khiển Ngài theo nhu cầu của mình.
Đó là bài học cho tôi và cho bạn. Bài học của sự chìm sâu trong trần thế, của thái độ đóng đinh chính mình trong cái nhìn thực dụng và đầy mưu toan tính toán…
Bạn và tôi có đức tin và luôn biết mình là con Thiên Chúa. Nhưng chỉ mới biết thôi, chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao đi từ nhận thức ấy, đưa ta đến một cái nhìn về phía bên trong để thoát khỏi não trạng thực dụng, nhờ đó không còn thái độ dính bén của vật chất, của tiện nghi, của ma lực trần thế… Nhưng là khám phá tình yêu của Chúa, khám phá những chiều kích thâm sâu làm nên ý nghĩa của đời người, làm nên chiều kích thánh thiêng của kiếp người trần thế.
Nói thì dễ, nhưng để sống, đòi ta phải nỗ lực không chỉ rất lớn mà còn bền bỉ. Đối với Thiên Chúa, tự bản thân, để biết Ngài, để khám phá tình yêu của Ngài, khám phá những giá trị thánh thiêng mà Ngài ban cho ta, đã là một việc làm quá sức người, vậy mà bên cạnh những người thành tâm tìm về Đấng là cội nguồn của mình, có biết bao nhiêu người bịt mắt, bịt tai để khỏi nhận ra Ngài, thậm chí không những dứt khoát chối từ mà còn chủ trương và dạy người khác nhận cội nguồn của mình từ cái rất tầm thường: vật chất.
Cũng giống như câu chuyện về Nã Phá Luân và người bạn của ông: Cùng một ánh sao, nhưng ông nhìn thấy, còn bạn ông thì không. Chỉ có ai thành tâm, chỉ có ai biết trút bỏ mọi kiêu căng, không để mình đóng đinh vào thế giới tục hoá này, người ấy mới có thể đến với chân trời vĩnh cửu là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Xin đừng "đóng đinh"
Vào một đêm, Nã Phá luân nói chuyện với một người bạn. Lúc đó trời đã khuya. Những ngôi sao trên bầu trời nhỏ như những cái chấm sáng. Nã Phá Luân vẫn còn tỉnh, nhưng bạn của anh thì đã buồn ngủ nhiều. Nã Phá Luân đưa tay chỉ lên trời: “Anh có thấy những ngôi sao không?”. Người bạn đáp: “Tôi chẳng thấy gì”. Nã Phá Luân nói: “Tôi thì thấy, đó là chỗ khác nhau giữa tôi và anh”.
Cùng một ánh sao trên bầu trời, có người nhận ra, lại có người chẳng thấy gì. Nhưng không chỉ là một ánh sao, những vấn đề từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất cũng sẽ có không biết bao nhiêu cách nghĩ, cách hành động, hoặc có khi người ta nhận ra nhiều ý kiến, nhiều bài học, còn tôi chẳng nhận thấy gì.
Cũng vậy liên quan đến cuộc sống, đến vận mạng của đời người, liên quan đến tôn giáo, đến đức tin, đến những gì là chiều cao, hay sâu thẳm thuộc về thế giới của tâm hồn, không phải ai cũng có thể lãnh hội, hay lãnh hội cùng một cấp độ như nhau.
Vì thế càng suy nghĩ, tôi càng nhận thấy lời của thánh Gioan Kim Khẩu dù đã xưa nhưng vẫn cứ mới: “Loài người vốn bị đóng đinh vào những việc thuộc về trần thế”. Dĩ nhiên “đóng đinh” ở đây không mang nghĩa đau khổ, nhưng chỉ muốn nói tới thái độ tự chôn mình sâu thẳm trong thế giới vật chất.
Bị “đóng đinh” chặt vào trần thế, từ xưa, dân của Chúa, dẫu đã nhìn thấy rất nhiều dấu lạ do Thiên Chúa thực hiện để cứu họ, họ thừa biết Thiên Chúa quyền năng, không biết bao nhiêu lần đã dùng bàn tay mạnh, cánh tay hùng để gìn giữ, để che chở, thậm chí bênh vực họ, nhưng họ vẫn cứ là những kẻ hay quên. Quên đến mức phụ bạc cả tình thương của Chúa. Quên đến mức rất nhiều lần họ tỏ ra vong ân.
Không những dân Chúa đã tự để mình đóng đinh vào trần thế, họ còn tự đóng đinh rất chặt vào đó. Quay trở về với cuộc vượt qua vĩ đại của người Do Thái, ta sẽ nhận thấy.
Ngày ấy, Thiên Chúa nhìn thấy dân phải lầm than nô lệ Aicập, triền miên bị người Aicập xúc phạm và làm cho ô nhục. Hằng ngày không biết bao nhiêu hình khổ người Aicập giáng xuống trên họ. Vì thế, Thiên Chúa thấu nỗi đau của dân. Chúa sai ông Môisen đến cứu dân. Chính lòng yêu thương của Chúa đã giải phóng họ.
Lễ vượt qua đầu tiên ấy đã đưa họ vượt qua tình trạng nô lệ bước vào đời sống tự do. Nhưng bất cứ điều gì cũng phải có giá của nó. Trước khi vào miền đất tự do, dân cần phải được tôi luyện lòng trung thành với Chúa của mình.
Bởi đó, bốn mươi năm đằng đẳng trong sa mạc, đói, khát, thiếu thốn… đã làm cho họ không ít ngã lòng. Thay vì ghi sâu lòng biết ơn Đấng giải thoát mình, họ đã mất kiên nhẫn. Không biết bao nhiêu lần, họ phàn nàn, oán trách Chúa.
Bài đọc I, trích sách Xuất Hành là một bằng chứng về điều này. Họ không ngừng kêu trách ông Môisen và ông Aaron (phụ tá của ông Môisen), là những người được Chúa cắt đặt lãnh đạo họ: “Thà chúng tôi chết trong đất Ai-cập do tay Chúa khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này, để cả lũ phải chết đói như vậy?".
Và còn nữa những lời trách móc tương tự như thế. Không chỉ là những lời trách móc động đến Môisen, nhưng còn động đến cả Thiên Chúa.
Để cho mình đóng đinh vào trần thế, họ không thể nhìn thấy những thực tại thiêng liêng, cụ thể là lòng thương xót của Chúa. Dính bén quá nhiều với vật chất, con người chỉ thấy cái trước mặt, coi trọng hiện tại và quyên mất mọi giá trị siêu nhiên.
Vẫn chưa hết. Tôi lại thấy trong bài Tin Mừng, thái độ đóng đinh rất chắc chắn của đám dân đi theo Chúa.
Nếu Chúa nhật lần trước, thánh Gioan biết Chúa Giêsu làm một phép lạ cả thể nuôi sống một số lượng dân chúng rất đông (chỉ tính riêng đàn ông đã có khoảng 5.000 người), thì ngay sau đó, họ muốn tôn Chúa làm vua.
Cứ tưởng, nhờ chứng kiến phép lạ, họ tin Chúa, muốn theo Chúa, muốn học nơi Chúa giáo lý mới, muốn mãi mãi thuộc về Chúa… nên đặt Chúa làm vua của lòng mình.
Không phải thế! Bài Tin Mừng hôm nay là phần nối tiếp của bài Tin Mừng tuần trước, cho thấy sự cứng rắn của Chúa Giêsu: Người nói thẳng vào thái độ bất chính của họ: “Các ngươi tìm Ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời…”.
Đóng đinh chính mình một cách quá chặt vào thế giới vật chất, người ta đã biến mình thành nô lệ vật chất, nô lệ những gì tầm thường và dễ đi xa mọi giá trị thánh thiêng, đi xa những giá trị làm nên ý nghĩa của đời người.
Để lòng đầy ham hố, người ta quên biết ơn Thiên Chúa, người ta cũng không đủ sáng suốt để thấy rằng, mọi điều xuất phát từ nơi Chúa Giêsu, từ lời dạy đến phép lạ của Chúa đều dẫn đến chân trời của sự thánh thiện, của đức tin, của ơn cứu rỗi, nhất là của ơn hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa, nên một với Con của Ngài là chính Chúa Giêsu.
Và khi muốn đặt Thiên Chúa làm vua chỉ để no cái bụng, người ta đã tục hóa hình ảnh Thiên Chúa của mình, nếu không muốn nói thái độ ấy đã vô tình biến Thiên Chúa thành con rối để điều khiển Ngài theo nhu cầu của mình.
Đó là bài học cho tôi và cho bạn. Bài học của sự chìm sâu trong trần thế, của thái độ đóng đinh chính mình trong cái nhìn thực dụng và đầy mưu toan tính toán…
Bạn và tôi có đức tin và luôn biết mình là con Thiên Chúa. Nhưng chỉ mới biết thôi, chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao đi từ nhận thức ấy, đưa ta đến một cái nhìn về phía bên trong để thoát khỏi não trạng thực dụng, nhờ đó không còn thái độ dính bén của vật chất, của tiện nghi, của ma lực trần thế… Nhưng là khám phá tình yêu của Chúa, khám phá những chiều kích thâm sâu làm nên ý nghĩa của đời người, làm nên chiều kích thánh thiêng của kiếp người trần thế.
Nói thì dễ, nhưng để sống, đòi ta phải nỗ lực không chỉ rất lớn mà còn bền bỉ. Đối với Thiên Chúa, tự bản thân, để biết Ngài, để khám phá tình yêu của Ngài, khám phá những giá trị thánh thiêng mà Ngài ban cho ta, đã là một việc làm quá sức người, vậy mà bên cạnh những người thành tâm tìm về Đấng là cội nguồn của mình, có biết bao nhiêu người bịt mắt, bịt tai để khỏi nhận ra Ngài, thậm chí không những dứt khoát chối từ mà còn chủ trương và dạy người khác nhận cội nguồn của mình từ cái rất tầm thường: vật chất.
Cũng giống như câu chuyện về Nã Phá Luân và người bạn của ông: Cùng một ánh sao, nhưng ông nhìn thấy, còn bạn ông thì không. Chỉ có ai thành tâm, chỉ có ai biết trút bỏ mọi kiêu căng, không để mình đóng đinh vào thế giới tục hoá này, người ấy mới có thể đến với chân trời vĩnh cửu là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta.