Thỏa thuận Tòa thánh và Trung Quốc.

Đức Hồng Y Parolin cho hay: Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc và tình hình ở Syria là một trong những chủ đề được Quốc vụ khanh Tòa Thánh đề cập đến trong buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thương phụ Bartholomew I, hôm thứ Hai (19/10/2020) tại Đại học Giáo hoàng ở Rome. (Tin Vatican - Amedeo Lomonaco) Liên hệ liên tục giữa Tòa Thánh và Trung quốc Đức Hồng Y Parolin khẳng định nội dung thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa thánh vẫn còn trong vòng bí mật. Nhưng đó là một "bí mật tương đối vì nhiều nội dung đã được biết đến như quyết định gia hạn Thỏa thuận đã được đưa ra trong những ngày qua.

Vì đại dịch Covid-19 có nhiều phức tạp giới hạn của việc đi lại, tuy nhiên đôi bên vẫn tiếp tục thảo luận cùng nhau. Đức Hồng Y cho hay ngài hài lòng về kết quả của những thỏa thuận: thể nói chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi hy vọng sẽ có những cải tiến lien quan đến hoạt động của các điều khoản của Thỏa thuận. Tất nhiên, ĐHY cho biết thêm, cũng có nhiều vấn đề mà thỏa thuận không bao giờ có ý định giải quyết. Trên thực tế, ĐHY Parolin nhấn mạnh, "Chúng tôi không nghĩ rằng Thỏa thuận có thể giải quyết tất cả các vấn đề ở Trung Quốc, Ngài nói: “Có những quy định được áp đặt và liên quan đến các tôn giáo, và chắc chắn cũng liên quan đến Giáo Hội Công Giáo.

-Thỏa thuận liên quan đến tình hình của Giáo hội.

Đối với câu hỏi liên quan đến việc liệu Thỏa thuận có “dự đoán một tương lai tái lập quan hệ ngoại giao hay không”, Ngoại trưởng Vatican nói rằng “hiện tại không có cuộc nói chuyện nào liên quan ngoại giao. Chúng tôi đang tập trung vào Giáo hội.” Ngài nhắc lại Hiệp định chưa giải quyết được tất cả các vấn đề và những khó khăn; nhưng ngài hy vọng rằng thông qua đối thoại, đôi bên sẽ đối diện “vì Hiệp định không liên quan đến những quan hệ ngoại giao cũng như không đề cập tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Thỏa thuận chỉ đề cập tới những liên quan đến tình hình của Giáo hội, đặc biệt tới một vấn đề cụ thể như việc bổ nhiệm các giám mục”. “Mục đích là sự hợp nhất của Giáo hội, mà trên thực tế đã có những thành quả là tất cả các giám mục ở Trung Quốc đều hiệp thông với Đức Thánh Cha. Không còn giám mục nào bất hợp pháp nữa, đối với tôi đây là một bước tiến đáng chú ý. Và từ đây, bắt đầu lại từng bước, tạo điều kiện cho việc bình thường hóa Giáo hội ở Trung Quốc.

-Các cuộc điều tra tư pháp ở Vatican. Đức Hồng Y Parolin cũng trả lời một câu hỏi về các cuộc điều tra tư pháp gần đây tại Vatican. Cá nhân tôi, tôi chấp nhận tất cả những điều này với một nỗi đau, ĐHY nói và bày tỏ quan điểm rằng ngoài trách nhiệm thiết lập các cuộc điều tra, các sự kiện đó có nguy cơ tạo ra nỗi đau nhức nhối và làm giảm uy tín của các tín hữu. “Nhưng tôi cũng muốn nói thêm,” ngài trích dẫn một ngạn ngữ Trung Hoa: “Đối với tôi, dường như một cây đổ, gây ra nhiều âm hưởng hơn là một khu rừng đang vươn lên. Rừng đang phát triển trong Giáo hội là có rất nhiều điều tốt mà Giáo hội đang thể hiện cho con người. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tập trung vào một điều đang gây “xì can đan” hiếm có, mà quên đi những thực tại, đã là con người, ai cũng có thể vấp ngã.

Đức Tổng Giám Mục lên án các cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo tại Chí Lợi.

Một số nhà thờ ở Chí Lợi đã bị tấn công và cướp phá trong bối cảnh của các cuộc biểu tình. Nhà thờ ở Santiago, Chí Lợi bị đốt ngày 18 tháng 10. Santiago, Chí Lợi – Đức Tổng Giám Mục Santiago đã lên án các cuộc tấn công đốt phá hai nhà thờ vào hôm Chủ nhật (18/10/2020), và kêu gọi người Công Giáo hãy rộng tay và chung tay xây dựng lại các thánh đường đó! Vào ngày 18 tháng 10, các nhóm biểu tình bịt mặt xông vào hai nhà thờ ở thủ đô của Chí Lợi, phóng hỏa đốt nhà thờ thánh Phanxicô Borgia, và Nhà thờ Đức Mẹ Đồng trinh Maria... Cả hai nhà thờ đều là những nhà thờ lâu đời nhất ở Santiago.

Trong khi ngọn tháp của nhà thờ bị sụp đổ, thì những người biểu tình phản đối tụ họp bên ngoài đó reo hò mừng rỡ... Bên trong nhà thờ thánh Phanxicô Borgia đã bị thiêu rụi hoàn toàn, và cả hai ngôi thánh đường này đều có thể sửa chữa lại được. Các cuộc tấn công xảy ra khi những người biểu tình trên khắp đất nước đòi hỏi cải tổ hiến pháp, và đánh dấu một năm các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn diễn ra khắp nơi ở Chí Lợi vào năm ngoái, trong đó bạo loạn cũng đập phá các siêu thị và các cơ sở kinh doanh khác, và các cuộc biểu tình đã khiến cho hơn 30 người bị tử vong! Các cuộc biểu tình được bùng nổ vào tháng 10 năm ngoái ở Santiago vì việc tăng giá vé tàu điện ngầm... Cuộc biểu tình đã lan sang các khu vực khác tham gia vào các cuộc biểu tình, thêm vào lý do khác nữa là chống đối việc bất bình đẳng về y tế sức khỏe. Một số nhà thờ khác ở Chí Lợi cũng bị tấn công và cướp phá trong các cuộc biểu tình này.

Những kẻ bạo loạn đã phóng hỏa đốt nhà thờ thánh Phanxicô Borgia vào tháng Giêng, đã ngăn chặn không cho lính cứu hỏa đến dập tắt ngọn lửa đang thiêu rụi nhà thờ.

Trong một tuyên bố được công bố vào Chủ nhật 18/10/2020, Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós đã lên án các vụ tấn công. Ngài nói: “Bạo lực tự nó đã là xấu xa, và bất cứ ai gieo rắc bạo lực sẽ chỉ gặt hái

được sự hủy diệt, đau khổ và chết chóc. Chúng ta đừng bao giờ biện minh cho bất kỳ sự bạo lực nào” dù vì mục đích chính trị hoặc xã hội. Người nghèo là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất" bởi những hành động phá hoại này, Đức Tổng Giám Mục nói, khi ngài chia sẻ tình đoàn kết với giáo dân của cả hai nhà thờ bị đốt phá này! Đức Tổng Giám Mục Aós kêu gọi người Công Giáo đừng đánh mất niềm tin

hay hy vọng, bởi vì “tình yêu thì mạnh mẽ hơn”. Ngài nói: “Chúng ta không biện minh cho điều không chính đáng. Thiên Chúa không muốn bạo lực. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các hành vi tha thứ và dấn thân vì chúng ta là một cộng đồng đức tin.”

Một linh mục trẻ được thụ phong vừa tròn 5 tháng đã bị giết thật thảm thương tại Brazil.

Theo Thông tấn xã Fides loan đi từ Caratinga thì Giáo phận Caratinga vô cùng thương tiếc loan tin về cái chết bi thương của cha Adriano da Silva Barros, cha phó giáo xứ São Simão, ở Simonésia. Cha Adriano đã mất tích vào chiều ngày 13 tháng 10, lần cuối giáo dân thấy cha ở Reduto. Đêm 14/10, thi thể bất động bị cháy đen của cha được tìm thấy ở khu vực lân cận của vùng Manhumirim. Giả thuyết “cha bị một nhóm cướp vũ trang cướp rồi thủ tiêu!” đang được cơ quan cảnh sát điều tra”. Đó cũng là thông báo của giáo phận Caratinga, Brazil, về cái chết rất thương tâm của linh mục Adriano. Tuyên cáo được gửi cho Thông tấn xã Fides là: Trong niềm hy vọng phục sinh, chúng tôi chúc tụng Chúa, vì thiên chức vụ linh mục của cha Adriano, cha đã sống đời linh mục với lòng sốt mến và nhiệt thành, trong năm tháng ngắn ngủi từ khi cha được thụ phong vào ngày 3/5/2020. Theo tin của cảnh sát thì cha Adriano da Silva Barros 36 tuổi, bị giết bằng dao, và sau đó thi thể của ngài bị thiêu đốt đi! Một nông dân ở vùng nông thôn Manhumirin, đã phát hiện ra đám cháy và đã thông báo cho cảnh sát! Tang lễ của cha sẽ được cử hành vào thứ Năm ngày 15’’10/2020 tại giáo xứ Martins Soares, quê hương của ngài, do Đức Cha Emanuel Messias de Oliveira, Giám mục Caratinga chủ tế và cùng đồng tế có các linh mục trong giáo phận.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hòa bình và ổn định ở Libya

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hiệu quả của các cuộc đàm phán quốc tế nhằm ngăn chặn các hành động thù địch ở Libya và mở ra tương lai hòa bình cho đất nước. Chúa nhật 18/10/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kết án cuộc hiềm thù và xung đột đã xảy ra nhiều năm ở Libya và cầu nguyện cho các cuộc đàm phán hòa bình đạt được kết quả ở cấp độ quốc tế. ĐTC hướng tâm tư của ngài tới một nhóm ngư dân Ý và Tunisia, những người đã bị các tàu tuần tra của Libya bắt giữ vào ngày 1 tháng 9, bị buộc tội đánh cá trong lãnh hải của Libya, và nay đang bị giam giữ ở Benghazi. Phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói "Tôi cầu nguyện cho các cuộc đàm phán khác nhau đang

diễn ra ở cấp độ quốc tế, mang lại một tương lai hòa bình cho Libya." ĐTC nói: “Đã đến lúc phải chấm dứt mọi hình thức thù địch và khuyến khích đối thoại nhằm đạt được hòa bình và ổn định cho đất nước. Đề cập đến hoàn cảnh của những ngư dân và sự cảm thông của ĐTC với gia đình của họ, ĐTC mời gọi những người có mặt tại quảng trường cùng nhau cầu nguyện cho các ngư dân và cho đất nước Libya.

ĐTC nói: Tôi muốn nhắn gửi lời động viên và hỗ trợ tới những ngư dân bị bắt hơn một tháng trước đây ở Libya và gia đình của họ ngài cầu xin Đức Mẹ Sao Biển ban cho họ hy vọng, họ sẽ sớm được tha và đoàn tụ cùng những người thân yêu của họ.