Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với hàng giáo phẩm Slovakia: Giáo hội cần tự do, sáng tạo và đối thoại

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các giám mục, linh mục và tu sĩ của Slovakia hãy xây dựng một Giáo hội khiêm tốn trong tự do của Phúc âm, trong sự sáng tạo của đức tin, và trong sự đối thoại đưa dẫn đến sự hiệp nhất.

(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các Giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Martin ở Bratislava vào sáng thứ Hai (13-9-2021), ngày thứ hai trong chuyến tông du Slovakia.

ĐTC được chào mừng trong thân tình khiến ngài cám ơn và phát biểu Ngài “cảm thấy như ngài trở về nhà”, Đức Thánh Cha nói Ngài đến đây như một người anh em giữa gia đình.

ĐTC nói: “Cha đến đây để lắng nghe những kinh nghiệm của anh chị em, để trả lời các vấn nạn, cũng như chia sẻ những khát vọng và hy vọng của Giáo hội và đất nước của anh chị em. Thật đúng như một cộng đồng Công Giáo tiên khởi: họ thường xuyên cầu nguyện và cùng chung sống trong một lòng một trí”.

Một Giáo hội sống cuộc đời của mình giữa thế giới

Đức Thánh Cha lưu ý rằng điều chúng ta cần hơn hết, là “một Giáo hội cùng nhau tiến bước, trên những con đường sống với một ngọn lửa sống động của Tin Mừng”. Ngài tiếp tục, Giáo hội này “không phải là một pháo đài, một thành trì, một lâu đài kiên cố, ung dung nhìn ra thế giới bên ngoài.”

ĐTC nói Giáo hội phải là một cộng đồng tìm hết cách để “lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô bằng niềm vui Phúc âm” và “Giáo hội là muối men của Vương quốc tình yêu và hòa bình của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta.” Vì thế, Hội Thánh phải khiêm nhường như Chúa Giêsu, Đấng tự tước bỏ mọi sự và trở nên nghèo khó để làm cho chúng ta được trở nên giàu có.

Sau đó, Đức Thánh Cha nói lên cái vẻ đẹp của một Giáo hội khiêm hạ, đó là một Giáo hội không xa cách thế giới, một Giáo hội không nhìn thế giới bằng ánh mắt tách biệt, mà là “sống cuộc sống của mình trong thế giới, sẵn sàng chia sẻ và thấu hiểu những nhu cầu hy vọng và mong ước của mọi người.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Chính bằng cách này, Giáo hội có thể thoát khỏi tình trạng tự mãn, bởi vì “trọng tâm của Giáo hội không phải là Giáo hội. Chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống thực của mọi người và tự hỏi chính mình: nhu cầu và khát mong của tha nhân là gì? Họ đang mong đợi gì nơi Giáo hội?”

Đức Thánh Cha tiếp tục suy diễn những vấn đề này, ngài quảng diễn qua ba từ ngữ: tự do, sáng tạo và đối thoại.


Tự do

Đức Thánh Cha chia sẻ “Không có tự do, không thể có nhân loại thực sự, vì con người được tạo dựng để được tự do,” và ĐTC lưu ý rằng ngay cả những thời gian bi thảm của lịch sử Slovakia đã dậy cho chúng ta một bài học lớn lao là “bất cứ khi nào tự do bị tấn công, bị vi phạm và đàn áp, thì nhân loại bị biến dạng và các cơn bão bạo lực, cưỡng bức và áp đặt các quyền hành sẽ nhanh chóng thống trị”.

Tự do, Đức Thánh Cha tiếp tục, “không phải là cái gì đó mà ta tiếm đạt được một cách tự động, một lần cho mãi mãi. Nhưng nó là một quá trình, gian truân mệt mỏi để chiếm hữu và nó luôn cần được đổi mới”.

Theo ánh sáng này, tự do bên ngoài, hoặc bên trong của các cấu trúc của xã hội, một tự do thực sự chưa đủ! Vì “quyền tự do đòi hỏi trách nhiệm cá nhân trước các lựa chọn, một sự sáng suốt và kiên trì của chúng ta” trước những thử thách do các tình huống cụ thể mà chúng ta phải can cường mạo hiểm qua các quyết định thay vì ngủ yên trong những gì chúng ta tìm thấy trong quá khứ hoặc những gì mà dư luận quần chúng đưa đẩy chúng ta vào!...

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý thêm ý tưởng này cũng có thể tìm thấy trong Giáo hội, nơi mà đôi khi chúng ta muốn mọi thứ được xác định một cách dễ dàng hơn là một tiến trình trở thành “một Kitô hữu thành thục biết suy nghĩ, lắng nghe lương tâm và dấn thân vào thử thách”. ĐTC nói trong đời sống thiêng liêng và trong đời sống của Giáo hội, “chúng ta có thể bị cám dỗ tìm kiếm một sự an bình hơn là để cho ngọn lửa của Tin Mừng mời gọi chúng ta tiến tới và biến đổi chúng ta”.

Cho nên “một Giáo hội không có chỗ cho những cuộc phiêu lưu tự do, ngay cả trong đời sống thiêng liêng, thì Giáo hội ấy có nguy cơ trở nên cứng nhắc và khép kín”, Đức Thánh Cha cảnh báo và lưu ý rằng mặc dù có một số người đã quen với lối sống này, nhưng thế hệ trẻ luôn được thu hút bởi đức tin khiến họ muốn tung bay trong trời tự do nội tâm, xây dựng một Giáo hội khởi sắc và mới mẻ.

Nên Đức Thánh Cha mời gọi hãy đào tạo những con người “có một mối quan hệ thân tình và tự do đến với Thiên Chúa,” đặc biệt cho các giám mục và linh mục. ĐTC khuyến khích họ giúp giải phóng mọi người khỏi “một thứ tôn giáo cứng nhắc” khi nhấn mạnh rằng “không ai cảm thấy bị choáng ngợp” mà thay vào đó, “mọi người nên khám phá ra sự tự do của Phúc âm bằng cách đi vào mối thân tình với Thiên Chúa, tin tưởng họ có thể xây dựng một lịch sử và dù có phải chịu thương đau vì Chúa mà lòng họ không sợ hãi hoặc trốn tránh, nhưng can đảm ôm ấp hình ảnh của Chúa nơi chính họ. "

Sáng tạo

Suy ngẫm về sự sáng tạo, Đức Thánh Cha nêu rõ sứ điệp to lớn của Giáo hội được phát sinh từ việc rao giảng và các công cuộc của các Thánh Cyril và Methodius. ĐTC lưu ý, những vị thánh này “dạy chúng ta việc truyền giáo không bao giờ chỉ là việc lặp lại quá khứ” nhưng “niềm vui của Tin Mừng luôn là Chúa Kitô, và lộ trình của Tin mừng này luôn mặc lấy những điều mới lạ qua thời gian và lịch sử khác nhau”.

Cùng với hai thánh Cyril và Methodius những người “đã phát minh ra một bảng chữ cái của ngôn ngữ bản địa để dịch Kinh thánh, phụng vụ và giáo lý Công Giáo” do đó, các Ngài đã trở thành “những tông đồ của sự hội nhập văn hóa và đức tin”. “Các ngài đã phát minh ra những ngôn ngữ mới để truyền tải Phúc âm; đã sáng tạo trong việc chuyển dịch thông điệp Kitô giáo; và các ngài đã gắn liền với lịch sử của các dân tộc mà các ngài gặp gỡ qua việc trau luyện ngôn ngữ riêng của họ và đồng hóa với văn hóa của họ."

“Đây cũng là những gì người Slovakia ngày nay cần tới? Đức Thánh Cha tự hỏi: Đây không phải là nhiệm vụ cấp bách nhất mà Giáo hội phải đối diện với các dân tộc ở Châu Âu: tìm ra những “bảng chữ cái” mới để công bố đức tin sao?”

Hãy nhớ lại sự sáng tạo của những kẻ đã rỡ mái nhà để hạ người bại liệt xuống trước Chúa Giêsu khi họ không thể đưa người tàng tật vào qua cửa nhà được! (Mc 2: 1-5), và theo gương của các thánh Cyril và Methodius, Đức Thánh Cha khuyến khích dân chúng Slovakia hãy dùng “những cách thức, phương tiện và ngôn ngữ mới để loan báo Tin Mừng” và mở ra “những không gian khác nhau, những thử nghiệm, những phương tiện khác nhau” để rao giảng và chăm sóc mục vụ...

ĐTC còn nói thêm các thánh Cyril và Methodius dạy chúng ta “Tin Mừng không thể phát triển trừ khi nó bắt nguồn từ nền văn hóa của dân tộc, các biểu tượng và vần đề của nó, ngôn ngữ và chính cuộc sống của nó”.

ĐTC Phanxicô nói: Truyền giáo là “một quá trình hội nhập văn hóa”. "Đó là một hạt giống trổ sinh hoa trái, sự mới mẻ của Chúa Thánh Linh, Đấng đổi mới mọi sự."

Đối thoại

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Một Giáo hội đào tạo ra những con người có tự do nội tâm và trách nhiệm, một Giáo hội sáng tạo bằng cách dấn thân vào lịch sử và văn hóa của mình, cũng là Giáo hội có khả năng tham gia đối thoại với thế giới, với những ai tuyên xưng Chúa Kitô mà không phải là 'của chúng ta', với những người đang đấu tranh với tôn giáo, và ngay cả với những người không phải là tín hữu.”

ĐTC tiếp tục: Giáo hội này hợp nhất và lưu giữ những truyền thống và sự nhạy cảm khác nhau, làm cho “sự hiệp thông, tình bạn và đối thoại nảy nở giữa các tín hữu, giữa những người tin vào Chúa Kitô khác nhau giữa các dân tộc”.

Về điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “mặc dù sự hiệp nhất, hiệp thông và đối thoại luôn mong manh, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử đau thương đã để lại những vết sẹo” nhưng những vết thương “luôn có thể biến thành đoản văn, mở ra khi noi theo vết thương của Chúa, hãy để cho lòng thương xót của Chúa soi dẫn”.

Đức Thánh Cha nhắc lại một câu châm ngôn: “Nếu ai đó ném đá bạn, hãy trả lại cho họ ổ bánh”, câu nói nhắc nhở chúng ta về lời mời gọi của Chúa Giêsu “Hãy phá bỏ bạo lực tàn ác bằng đối xử nhân ái với những kẻ bắt hại chúng ta, hãy chiến thắng sự ác bằng sự thiện (xem Rm 12:21).” ĐTC cũng nhớ lại câu chuyện của Đức Hồng Y Dòng Tên Korec, người đã ngã bệnh sau khi bị bắt, bị cầm tù và bị kết án lao động cưỡng bức. Khi Đức Hồng Y đến Rôma dự Năm Thánh 2000, ngài đã đến thăm các hang toại đạo và thắp nên những ngọn nến cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ ngài, cầu xin lòng thương xót Chúa cho họ.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là Tin Mừng! Nó làm phát triển cuộc sống và lịch sử nhờ tình yêu khiêm hạ và kiên tâm.”

Kết thúc bài diễn văn, Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả “hãy kiên trì trong cuộc hành trình của mỗi người trong tự do của Tin Mừng, trong sự sáng tạo của đức tin và trong cuộc đối thoại bắt nguồn từ lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đã khiến chúng ta trở thành anh chị em và được kêu gọi trở thành những người xây dựng hòa giải và hòa bình