Đức Thánh Cha sửa soạn chuyến tông du đến Budapest và Slovakia



Đức Thánh Cha Phanxicô đang chuẩn bị cho chuyến tông du tới Budapest để kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế và tông du 3 ngày ở Slovakia.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho khách hành hương đang có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô tham dự buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật, hay ngài đang chuẩn bị chuyến tông du Budapest vào Chủ nhật tới để kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52, nơi ngài cử hành Thánh lễ bế mạc!...

“Sau thánh lễ,” ĐTC tiếp tục, “chuyến tông du tới Slovakia và kết thúc vào thứ Tư tuần sau với lễ Đức Mẹ Sầu Bi, lễ quan thầy của nước này.”

Sự tôn thờ và cầu nguyện giữa lòng Châu Âu

Đức Thánh Cha nói "đây sẽ là những ngày được dành để tôn thờ và cầu nguyện ngay ở trung tâm châu Âu."

ĐTC gửi lời chào và lời cảm ơn tới những người đang chuẩn bị cho chuyến tông du, diễn ra từ ngày 12 đến 15 tháng 9, cũng như những người đang chờ đợi chào đón ngài và những người mà ngài đang “hết lòng” mong được gặp lại.

Một số điểm nổi bật của chuyến viếng tông du này bắt đầu với sự bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest bao gồm một nghi lễ thiêng liêng để tưởng các vị tử đạo Công Giáo Hy Lạp và cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cộng đồng Roma.

Chuyến tông du lần thứ 34 của vị đại diện Giáo hoàng

Chủ đề của chuyến tông du lần thứ 34 của Đức Thánh Cha là “Cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse lên đường đến với Chúa Giêsu”.

Trong thời gian ở Slovakia, ĐTC sẽ thăm thủ đô Bratislava, và Košice, thành phố lớn thứ hai của Slovakia, ở biên giới phía đông, gần Ba Lan, Ukraine và Hungary, và ĐTC sẽ đến Prešov, thành phố thứ ba của đất nước này, một thành phố đông dân cư nhất. Vào ngày cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Šaštin, vùng Trnava, nơi có buổi cầu nguyện với các giám mục tại Đền thờ Quốc gia, được dành dâng kính Đức Mẹ cách đây 250 năm, được gọi là "Đền Đức Mẹ Bảy Niềm Đau”.

ĐTC “xin mọi người hãy đồng hành với ngài trong kinh nguyện, và phó thác những chuyến tông du này qua những lời chuyển cầu của nhiều vị đã anh dũng tuyên xưng đức tin, trong một xã hội luôn coi Tin Mừng như là một kẻ thù và bị bắt bớ. Xin các ngài cầu giúp cho châu Âu biết làm chứng nhân hôm nay, không phải bằng lời nói mà là bằng việc làm, với lòng thương xót và lòng hiếu khách dành cho tin mừng của Chúa, Đấng yêu thương và cứu chuộc chúng ta.”