Lần thứ nhất Mc 8:31 Đức Kitô mặc khải cho các môn đệ biết về cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Phêrô đại diện anh em lên tiếng, con hy vọng điều đó không xảy ra cho Thầy. Đức Kitô quở trách ông. Ngài giải thích bởi đó là í của người trần gian, không phải là í của Thiên Chúa. Học từ bài học trước, lần này Đức Kitô nhắc lại cho các ông là Ngài sẽ bị đau khổ, bị bắt, mạ lị, hành hạ, chết và sau ba ngày sống lại Mc 9:31.

Môn đệ im lặng, không đáp lại, bởi các ông sợ hỏi Ngài. Theo thánh Marcô, sợ hãi là dấu chỉ thiếu niềm tin. Tương tự như chúng ta, các tông đồ không gặp trở ngại nhận thức phần một của mặc khải liên quan đến đau khổ và sự chết, nhưng phần hai của mặc khải, 'Ngài sẽ sống lại' là điều các tông đồ gặp trở ngại lớn. Trở ngại này còn tồn tại đến ngày nay. Thế mới biết đức tin và khoa học không chung tốc độ. Thói quen của con người là một khi gặp phải vấn đề quá khó để bàn thảo, người ta bàn luận vấn đề loanh quanh, bên lề, ngoài vỏ, mà không đi thẳng vào chủ đề chính. Chủ đề Đức Kitô sẽ sống lại các môn đệ dành ít thời giờ suy gẫm. Trên đường đi các ông để hết tâm trí bàn tính ai sẽ là người lớn nhất trong các ông. Phúc âm không thuật rõ, dường như các ông thắc mắc, một khi Đức Kitô ra đi, nhóm vẫn tiếp tục hay giải tán. Nếu tiếp tục cần có người lãnh đạo nhóm. Vì thế nên mới cãi nhau ai lớn nhất trong nhóm.

Dù cãi nhau ngấm ngầm, Đức Kitô cũng biết rõ các ông cãi nhau về vấn đề quyền lãnh đạo. Ngài hỏi các ông, không phải vì các ông tranh biện, mà chính là chủ đề tranh luận. Ai là người lớn nhất trong nhóm. Tham vọng cá nhân muốn làm lãnh tụ, muốn được phục vụ, mong được người khác phục tùng, hoàn toàn trái với giáo huấn của Ngài. Theo Đức Kitô, khiêm nhường phục vụ trong yêu thương là căn bản cuộc sống cộng đoàn Kitô. Yêu thương chính là 'cờ hiệu' cộng đoàn Kitô. Người ta nhìn cử chỉ nhân lành, khiêm nhường, yêu thương phục vụ để nhận biết đây là Kitô hữu tích cực, hay Kitô hữu tiêu cực.

Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người Mc 9:35

Đức Kitô cho biết, cách hành xử lãnh đạo dùng quyền lực, sức mạnh nơi trần gian không thể áp dụng trong cộng đoàn Kitô hữu. Cách đó không tồn tại nơi nước trời. Theo Đức Kitô, quyền hành, sức mạnh trần thế luôn thay đổi. Chúng không tồn tại lâu dài. Nay còn, mai mất. Rất khó đến, dễ ra đi. Rất chậm đến, mau ra đi. Phục vụ anh em mới chính là sức mạnh, mới chính là lãnh đạo. Điều này tồn tại suốt đời bởi phục vụ, yêu thương tồn tại trong tâm hồn, trong tim người khác. Bất cứ đâu họ đi; bất cứ nơi nào họ đến, lòng mến đó luôn nằm trong tim họ. Sức mạnh trần thế có thể nghiền nát thân xác ta, nhưng không làm chủ được tâm linh ta. Các thánh tử đạo là bằng chứng rõ ràng nhất.

Điểm thứ hai, tốt lành không lệ thuộc vào sức mạnh. Tốt lành hệ trọng ở con tim yêu mến, đức nhân lành. Tốt lành sinh hoạt hoàn toàn trái nguyên tắc kinh tế. Tốt lành không lệ thuộc mức độ nhận, mà lệ thuộc mức độ. Cho người nghèo khó, kẻ túng thiếu, bần cùng. Cho đi nhiều sẽ giầu thêm; giữ cho riêng mình tự làm mình nghèo đi. Để vấn đề sáng tỏ hơn, Đức Kitô đặt em bé giữa các môn đệ, Ngài giải thích cho các ông. Ai đón em bé nhỏ vì Danh Đức Kitô là đón nhận Ngài và ai đón nhận Ngài là đón nhận Cha của Ngài.

Ngài nay trẻ em được xã hội coi trọng, bảo vệ. Xã hội Đức Kitô sống, trẻ em không có chỗ đứng. Đón nhận em nhỏ là đón nhận người không danh, không tiếng, không chỗ đứng trong xã hội. Đón nhận em nhỏ chính là cho đi không mong được đáp lại, bởi em không có vật chất để cho. Đón nhận em nhỏ, học từ Đức Kitô, xác nhận em có chỗ đứng trong xã hội. Em cũng là con người được Chúa tạo thành, mang hình ảnh Thiên Chúa. Ai từ chối coi trọng em nhỏ, người đó không thể là môn đệ chân chính của Đức Kitô.

Thứ hai, đón nhận em nhỏ là đón nhận chính mình. Trước khi thành người lớn, ta là một đứa trẻ. Đứa trẻ đó không chết đi nhưng nhường bước cho ta thành người lớn. Đôi khi ta hành xử như đứa trẻ, nhắc lại cho ta biết ta từng là đứa trẻ.

Thứ ba, đức tin của ta sống, trưởng thành, hoàn toàn lệ thuộc vào tình yêu Chúa, tương tự như đứa trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ. Ngoài Ngài ra, đức tin không thể sống.
Thứ tư, khi sinh ra, cõi lòng con người trong sáng. Tội chưa làm lu mờ. Em bé cười khi ngủ bởi tâm hồn em trong trắng. Em là hình ảnh của thiên thần. Tình yêu Chúa trong sáng nơi tim em. Đức Kitô kêu gọi môn đệ đón nhận Chúa với tâm tình của một em bé, hoàn toàn tin tưởng, phó thác.

Điểm cuối, lo lắng, chăm sóc cho em bé là hành động bác ái. Bác ái sưởi ấm con tim, biến con tim thành con tim biết thông cảm, yêu thương, tha thứ. Bác ái mang í nghĩa sâu thẳm hơn, khi hành động bác ái biến tình yêu Chúa thành hành động cụ thể để làm sáng Danh Chúa.

TiengChuong.org


Second Prediction

The first time ( Mk 8:31) Jesus told the apostles about His Passion, Peter wished, that it would not happen to Jesus. Jesus scolded Peter. This is the second time (Mk 9:31) Jesus predicted His suffering, death and resurrection. Learning from the last time, this time the apostles changed their tactics. Instead of making their thoughts known to the Master, they 'privately' argued amongst themselves. The text said, the apostles didn't understand what Jesus said, and were afraid to ask Him. Frightened, in Mark, associated with a weak faith in Jesus.

Like all of us, the apostles had no trouble understanding the teaching about suffering and death, but of the second part of the teaching, which says, 'He will rise again', they struggled to make sense. When a matter is tough to handle, we prefer to talk about petty issues, and lose track of the main subject. This was exactly what happened to the apostles. Instead of talking about 'what rise again' meant, the apostles were discussing which of them was the greatest.

Their 'secret' discussion did not go without the Master's knowledge. Jesus challenged them, not because of their arguing, but because of the content of the argument. Their personal ambition contradicted His teaching. Jesus took this opportunity to correct them. He told them, that humble service is the way of life, and His true disciples must love one another.

'If anyone wants to be first, he must make himself last of all and servant of all' Mk 9,35.

Jesus reminded the apostles that: First, the earthly way of government belonged to this world. It would not fit in God's kingdom. It would be obsolete in God's kingdom. For Jesus, worldly power and honour were in the state of flux, slow to come, and quick to go. Providing loving service was true power and honour. They would last forever, because people treasured them in their hearts. They carried with them wherever they go. Worldly power can crush our body, but not our spirit.

Second, greatness was to be found, not from the strong, but the weak. It was to be found not in receiving, but in giving loving service to the needy, voiceless and marginalised members of a society. To visualize His teaching, Jesus set a child before the apostles. He taught them to welcome children.

Today children are greatly protected, and hold dear in our society. At the time of Jesus, children of the poor had no social status. Jesus gave a social status to children, because they, too, were God's creation, and bored God' image and likeness. Those who do not embrace children with tender love and compassion, they are not true Jesus' disciples.

Second, when one welcomes a child, that person welcomes no one else, but part of oneself, because the childhood in each one of us does not vanish, but gives way to adulthood. We, from time to time, do behave like children.

Third, our faith depends on God's love and grace, likes a child depends on his/her parents for life and livelihood.

Fourth, by nature, children are innocent. Their state of life was not tainted by sin. A baby is seen as an angel. God's image in them was, and is much brighter. Jesus told His apostles to welcome a child, not in an ordinary way, but in His Name.

Finally, caring for a child is an act of kindness. An act of kindness moves the heart of a person. It is gained through loving and caring. Acts of kindness have deep meanings when they are done to make God's love real for others.