PHẦN III GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ (tiếp theo)

IV. Từ điển Việt Bồ La

Về cách học, Từ điển cho biết những chi tiết mà tác giả đã dài giòng diễn giảng hay bình luận ở các tác phẩm khác của ông. Ông cho biết và phân biệt chữ là chữ nho, còn chữ Việt là chữ nôm (đúng ra không phải là chữ). Chữ rẻ là chữ dễ, chữ mắc là chữ khó. Cái óc khinh nôm trọng chữ, nôm na là cha mách qué được nói trong định nghĩa: nôm là chữ mà người Annam quen dùng để viết phương ngữ thông dụng, họ dùng thứ chữ đó để viết thư từ thông thường và người Trung Hoa không hiểu được. Nói nôm: nói phương ngữ thông dụng trong xứ và trong đại chúng. Dĩ nhiên còn những tờ bồi văn khế thi vẫn là chữ nhu.

Tổ chức học đường và thi cử cũng được đề cập tới: có tràng thi, nhà thi, có hội thi, hương thi, có đỗ đạt để thành ông tú, ông chiêu, sinh đồ, hương cống, trạng nguyên (bậc cao nhất), hoàng giáp (cấp bốn), tấn sĩ.

Khổng Tử được nói tới với những danh hiệu: Ông thánh, thánh hiền với lí luận ông đã viết trong mấy tác phẩm khác, để bài bác cái danh hiệu thánh hiền. Theo ông, nếu không biết Thiên Chúa thì sao gọi là thánh được. Nếu biết mà không dạy cho người khác biết thì cũng không thể là thánh được. đây cũng như ở mục nói về đức Phật, Đắc Lộ cũng có những phán đoán chủ quan như thế. Dẫu sao chỉ kẻ thông biết trời, đất, người, mới được kể là nho sĩ: thông thiên địa nhân viết nhu.

Có một vài chi tiết cho chúng ta thấy cách học chữ nho như chấm vòng, chấm cu (câu), nghiên (mài mực), cách vinh qui của các ông nghè: mũ áo ngất blời, thắt thao, cởi thao, cửa khổ. Đắc Lộ viết: cửa khổ là cửa vòng cung mà các vị vừa nhận cấp bậc tiến sĩ đi vào. Theo chúng tôi, đây chỉ là một lối chế giễu, nhại lại lời nói "cửa Khổng" bẻ thành "cửa khổ" chăng? Dù sao, Đắc Lộ cũng có lời khen và nhận Khổng Tử là bậc hiền triết viết sách dạy cách trị dân, trị nước và làm người công dân tốt. Đắc Lộ chỉ từ chối danh hiệu "thánh", "thánh hiền" hiểu theo nghĩa Kitô giáo mà thôi. Lời giải nghĩa "Khổng, Khổng Tử" trong Từ điển là một bằng chứng hùng hồn và rất hay.

Tam giáo gồm có Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo. Nói chung Đắc Lộ tỏ ra hiểu biết và nhân nhượng hơn đối với Khổng giáo là đạo các nho sĩ, còn Lão giáo được ông gọi là đạo của các thày phù thủy; còn về Phật giáo vì bị gò bó trong thần học hẹp hòi thế kỉ 17 nên ông tỏ ra ít hiểu biết nhất. chữ Thích Ca ông cho biết đức Phật sinh ở Thiên trúc quốc (Ấn độ), thân phụ là Tịnh Phạn Vương, mẹ là Mada phu nhân, vợ là Dadu phu nhân, con là Lí Thiên Vương, học với Atala và Catala trên núi Đàn đạt, mất ở rừng Sala, khoảng 1000 năm (thực ra là 500 năm) trước đức Kitô ra đời, vào thời vua Trung Hoa Chu. Chúng tôi chưa có dịp kiểm lại những lời lẽ của Đắc Lộ. Tựu trung, ông không nể lời khi đưa ra những phán đoán.

Lịch các ngày lễ hàng năm được ghi với lời cắt nghĩa ngắn gọn. Trong Lịch sử Đàng Ngoài Đắc Lộ viết nhiều hơn. Người ta biết vào cuối năm có sấp ấn (đóng cửa tòa án) để rồi vào khoảng mồng 10 thì mới khai ấn, rồi có ba ngày tết nguyên đán, ăn tết ba ngày, lễ tiên sư, tết các thày, mừng tuổi cha mẹ, các kẻ bề trên; có lễ giao, nhà bvua ra đàn Nam Giao tế trời, rồi sau đó cày (tịch điền), vào rằm tháng tám có lễ trung thu, lễ đoan ngũ, mồng năm tháng năm. lễ đoan ngũ này người ta lấy quả ké cài trên đầu để cho được sống lâu. Ngoài ra còn có lễ khánh đản, mừng vía chúa, ăn vía, cần vía là "một thứ cần người không tin đạo (lương dân) cho rằng hồn của nhà vua ngự trong đó khi họ tổ chức nghi lễ mê tín mà họ gọi là lễ rước hồn của nhà vua".

Vào tháng cuối năm tháng chạp, thường có nhiều lễ giỗ, cúng tế, cho nên cũng thường gọi là giỗ chạp.

Trong lịch cũng ghi các ngày xẩy ra nhật thực, nguyệt thực để cả triều đình cả toàn dân sửa soạn làm nghi lễ đuổi con rồng ăn mặt trời, ăn mặt trăng. Về hôn nhân, Từ điển cho biết có những nghi lễ đi hỏi vợ, ăn cheo, đưa dâu, ăn cưới, đi cưới, nhẫn đeo tay, (chúng tôi chưa dám quyết là một việc thuộc nghi lễ hôn nhân). Đắc Lộ hơn một lần nhắc tới việc để vợ, rãy vợ (li dị) với sự thoả thuận tương hỗ: hai người bẻ đũa, bề tiền thành hai mảnh và mỗi người giữ một mảnh làm bằng chứng.

Về tang ma thì có những việc khi khâm liệm, khăn liệm ở đầu là thượng khâm, ở dưới là hạ khâm. Có cách nói làm ma, cất ma, bởi vì theo tin tưởng thì sống làm người, chết thành ma. Đám tang thì gồm có minh tinh, cờ, trướng, có nhà xe, nhà táng, có đô tì khiêng áo săng, trừ khi người quá nghèo chỉ bó mo bó chiếu. Lại còn vàng mã, đốt mã, nhà mãi (đốt nhà mãi). Còn để ý tới tục để mả để cho phát mả, mả đáng phát quan vì nếu không thì có mả mạt không làm cho người ta phát đạt, làm quan làm lớn được. Tục để tang cũng khá phức tạp: trung tang ba năm, với bố mẹ và chồng, trong thời gian này không được cưới hỏi hay có lễ khác. Khi để tang thì đàn ông không cắt tóc, đàn bà thì cắt một phần tóc, nhất là khi để tang chồng cho nên thường nói tang tóc. Chúng ta khó kiểm soát thực hư, nhưng được biết là thời xưa, trong khi có đại tang thì phải để tóc dài vì không được sửa sang, chải chuốc, cho đến xỉa răng cũng không được làm. Việc làm lễ giỗ cũng phải tôn trọng không kém việc để tang để tóc, thường nói làm hè. Đắc Lộ còn ghi những mê tín dị đoan khác như chiêu hồn, gọi hồn, như chữa trung tang liên táng: Pháp sư làm phép này để cho người chết không lôi cuốn những người khác chết theo mình; nếu trong giòng họ máu hoàng thân chết trong thời để Àaâg thìtxtcongưtiờc ếể tịnq ậhì xác người chết bị quật lên và cũng chưa được táng, cũng không được ăn uống n gtkưông đệợv nncunn ếhn ưhiờng lệ vẫn cúng tế ngườc ng huyết thống lại chết theo.

Về quân sự, chúng tng, súng binh, súng tay, súng bắn, súng gang, súng đồng, đã có đúc súng, tập bắn, tập ngựa và quản voi. Borri nói nhiều về việc dùng voi cho ra trận như thiết giáp thời nay. Dĩ nhiên có hải đạo, chiến thuyền lớn rất hùng mạnh.

Chúng tôi không nói nhiều về cách tính tiền, viả tiền, quan tiền, tính lạng, lượng. chữ tiền (tièn), Đắc Lộ viết 4 cột sách để giải nghĩa rõ ràng. chữ lượng, có cắt nghĩa, từ một, hai cho đến chín, tới mười thì là nén. Hơn nữa Đắc Lộ cho biết: một lượng vàng nặng vào khoảng mười một "Juliô" hay gần bằng một "once" rưỡi. Ông lại thêm: "một lượng bạc tương đương với khoảng 11 Juliô Rôma". Khi tính với người Bồ, người Tàu thì không tính bằng 60 mà 100, bắt đầu từ người Nhật: 1 tiền, 60 tiền = quan.

Về cách tính năm, tháng, ngày, giờ, thì Đắc Lộ cẩn thận viết ở chữ giờ

ẳh nh nhv tiết ty ỉi iẩ ủh naittnế hỉnm. aGiờ của ta tínhât àì một ngày 12 giờ, chứ không tính 24 giờ. Ông chỉ rõ từ giờ nào đến giờ nào thì là giờ mẹo và cứ thế cho 12 tên giờ hồm, mẹo (mão), rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn, chuột, tlâu, tương đương với dần, mậu, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tí, sửu. Nên chú ý về cách viết mấy từ như hồm (dần), mẹo (mão), đinh mẹo, giờ mẹo; nhâm than, giờ than (thân); giáp tuít, giờ tuít (tuất), ớt hợi (ất hợi), giờ hợi, chuật (chuột), giờ sữu, ất sữu. Như vậy, mỗi năm, mỗi tháng, mỗi giờ đều có tên như thế: năm tí, tháng tí, giờ tí... Một chu kì gồm 60 năm được làm thành như một "thế kỉ", sau đó lại là một chu kì 60 năm tiếp.

Thực ra Đắc Lộ cũng chỉ đưa ra một danh sách kết hợp các can, chi và nhất là cho biết tên gọi bình dân về năm, tháng, ngày, giờ, chứ chưa cho biết cách xếp đặt 10 can (thiên can) và 12 chi (địa chi) thế nào để thành một chu kì 60 năm, thường gọi là lịch "can chi" hay "giáp tí". Sau này Marini viết chiituến tỉ mỉ hơn về vấn đề này.

Cách tính tháng trong năm âm lịch cũng được Đắc Lộ ghi và cắt nghĩa. Vì theo mặt trăng nên có tháng thừa tháng thiếu, Đắc Lộ viết: tháng no (tháng 30 ngày), tháng thiếu (tháng 29 ngày). Ông cũng viết tháng giêng, tháng chạp; tháng nhuện khi năm đó có 13 tháng. Nếu là năm nhuận mà lấy tháng hai làm tháng nhuận thì gọi: tháng hai trước, tháng hai sau. Cũng nói đầu tháng và mạt tháng (cuối tháng). Mỗi tháng chia làm ba: thượng (tuần), trung (tuần), và hạ (tuần).

Đất nước Việt Nam. Từ điển cắt nghĩa Annam là "sự yên tĩnh của phía nam để gọi toàn thể Đàng Ngoài và Đàng Trong". Các giáo sĩ đến nước ta vào thế kỉ 17 thì đều công nhận có thống nhất lãnh thổ, tuy lúc này tạm chia đôi Đàng Trong và Đàng Ngoài. chữ nước, nước Annam Đắc Lộ cắt nghĩa là vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Đàng Trong được kể từ ranh giới phía bắc cạnh Đàng Ngoài cho tới ranh giới nước Chàm. Đàng Ngoài thì gồm bốn tỉnh chung quanh thủ đô đó là nói chung chung. Từ điển còn ghi Đàng Trên là miền núi, có thể hiểu là Cao Bằng chăng?

Có thể vì thế mà thường nói ra Bắc (vì là Đàng Ngoài) và vào Nam (vì là Đàng Trong).

Thủ đô là Kẻ Chợ, cũng gọi là Tràng An, là kinh đô, trung đô, kinh kì, trong số 36 phố phường của Kẻ Chợ, Đắc Lộ cho biết có các hàng phố, phố hàng bát, phố hàng bè, hàng gai, hàng đồng và trong số các cửa ô của Thăng Long, Từ điển ghi ô cầu Giền, ô Đống Mác mà ông viết là cầu Giền, ông Mác. Còn Quảng Bố hẳn là Quảng Bá ngày nay, nằm cạnh bờ đê và Hồ Tây. Một thị xã mà Đắc Lộ không thể quên được vì là nơi ông đặt chân lên đầu tiên đất Đàng Ngoài, đó là Thanh Hóa có Cửa Bạng. Hai lần ông viết là Thinh Hoa, cũng còn viết là Thinh Huê. Có một chi tiết ông cho biết khá lí thú đó là: "chính tỉnh này đã phát xuất chúa Đàng Ngoài, cũng như chúa Đàng Trong và cũng rất nhiều người quyền quí khác ở triều đình Đàng Ngoài và Đàng Trong". Chúa Đàng Ngoài lúc này là Trịnh Tráng, còn chúa Đàng Trong là Nguyễn Phúc Nguyên cả hai đều là người xứ Thanh.

Từ Đàng Ngoài, phải qua Nghệ An rồi mới tới Bố Chính. Gọi là Chu Bố Chính. Đắc Lộ còn cho biết vì Bố Chính không có đủ điều kiện, nên không được gọi là xứ, mà là chu. Theo sử ta thì Bố Chính mấy lần bị người Đàng Trong xâm chiếm rồi có lúc Bố Chính chia đôi, bắc thuộc Đàng Ngoài, nam thuộc Đàng Trong.

Đàng Trong, chúng ta có Hóa, Kẻ Hóa, thoận hóa mà người Bồ gọi là Sinua; Kẻ Hóe, cũng một nghĩa; rồi tới Kẻ Quảng. Đó là hai "xứ Thuận Hóa, Quảng Nam" mà năm 1570 Nguyễn Hoàng nhận lãnh từ tay vua Lê: "Thuận Hóa có 2 phủ, 9 huyện, 3 châu, còn Quảng Nam thì có 3 phủ, 6 huyện".

Quảng Nam thì có Cửa Hàn hay Hoài Phố tức Hội An. Cửa Hàn là hải cảng ở Đàng Trong mà người Bồ gọi là Tu-ran, còn Hoài Phố là một làng trong xứ Đàng Trong mà người Nhật ở và gọi là Faifô. Như thế có thể có nghĩa là ở Hội An có những khu dành cho người Nhật, người Trung Hoa, người Bồ như Borri đã cho biết.

Sau hải cảng Hội An thì tới hải cảng lớn thứ hai là Qui Nhơn mà Đắc Lộ viết là Qui nhin, có thị xã Nước Mặn. Vào tới gần ranh giới Chiêm Thành thì có Phú Yên mà Đắc Lộ viết là Ràn Ràn, Phú Yên mới được sáp nhập vào Đàng Trong từ cuối đời Nguyễn Hoàng, năm 1611 (coi Thực Lục tr. 43).

Những nước láng giềng thì ở phương bắc có Đại Minh, Đắc Lộ cắt nghĩa là lớn và sáng. Nhưng cũng có người gọi là Nước Ngô (cũng theo Đắc Lộ) nhưng ở chữ Ngô, nước Ngô thì Đắc Lộ cho biết đây là cách nói khinh bỉ, cũng như cách nói thằng Ngô thì cũng hiểu như vậy (6). Nước Chiêm Thành còn được gọi là Trì Trì hay mlô. Về phương Tây thì có Lào, Nước Lào và tây naa àh, Nó Cao Miên.

Trên bản đồ Đắc Lộ cho in năm 1650 và 1651, có nhiều địa danh hơn, và đủ chi tiết hơn, còn trong Từ điển chỉ nói tới vài ba nơi trong mỗi miền, mỗi xứ mà thôi. Thí dụ Đắc Lộ ghi ở miền núi dãy Trường Sơn, ở đây có người Mọi, còn trong Từ điển ông cắt nghĩa Rợ mọi là rừng hoang vu, đứa rợ mọi là người rừng.