PHẦN III GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ (tiếp theo)

IV. Từ điển Việt Bồ La

Lịch sử thời kì Đắc Lộ lưu trú ở Việt Nam là thời kì nước ta chia làm hai như chúng tôi đã nói về các nhân vật lịch sử: vua và chúa. Về vua nhà Lê, ông không viết rõ danh tánh mà chỉ ghi Lê, nhà Lê: giòng họ vua Đàng Ngoài mà người ta gọi là vua. Nhưng ở chữ bvua, ông cho chi tiết rõ rệt hơn: bvua Đàng Ngoài, ngày nay chỉ là danh hiệu mà thôi, còn chúa thì sắp xếp mọi việc theo ý mình. chữ nhà bvua, Đắc Lộ viết: gia tộc hay dòng họ của vị vua chỉ có tước hiệu hay danh xưng là bvua. Một biến cố vừa thuộc khách quan vừa thuộc chủ quan hẳn đã làm cho ông ghi nhớ lâu năm. Đó là năm 1629 vì có nạn đói nên vua Lê đã đổi niên hiệu Vĩnh Tộ thành Đức Long. Toàn thư không nói vì lí do nào phải đổi, sử chỉ ghi năm đó "đói to". Còn Đắc Lộ thì cho lí do. Nguyên văn trong Từ điển: "Đức Long tên vị vua mà người Đàng Ngoài gọi là bvua. Vị này có tên trước đây là Vĩnh Tộ. Nhưng năm 1629 vì hạn hán và mất mùa, vua đổi tên và lấy một tên mới là Đức Laong, để cho nước được thịnh vượng hơn; đó là người ương dân nghĩ một cách khờ dại". Đây là vua Lê Thần Tông (1619-1643). Cùng năm 1629 này Trịnh Tráng ra lệnh trục xuất Đắc Lộ.

Tới nhà chúa, Đắc Lộ định nghĩa là người cai trị toàn thể vương quốc mà chúng tôi gọi là rex. Thực ra rất khó dịch từ chúa ra tiếng ngoại quốc. Đắc Lộ dùng chữ "gubernator" là người cai trị, còn ông bắt buộc hoặc dùng nguyên văn chữ chúa hoặc dịch là "rex", với ý nghĩa "chúa" chứ không phải là "vua". Thích thú nhất là khi Đắc Lộ cho thí dụ về chữ đức, đức bvua, đức chúa thì đã dịch ra tiếng Latinh là "rex non gubernans et gubernan" (dịch nguyên văn là vua không cai trị và [vua] cai trị).

Từ điển ghi Thanh Đô Vương là tên riêng ông chúa Đàng Ngoài cai trị thời các cgaàc úng tôi đÀnix áà hu ihđnu ôó lế rứnnày buổi đầu. Đó là Trịnh Tráng cầm quyền từ 1623 tới 1657. Dòng Tên đến Đàng Ngoài năm 1626 với Baldinotti vỎ ă6 66v7icB lĐicoLt. Nàưngmở1 27 có Đắc ộương, vua già Đàng Ngoài. Thanh hay Thinh đều là hai cách đọc của một từ: cách đọc Đàng Ngoài và cách đọc Đàng Trong. Nhưng tại sao lại gọi Trịnh Tráng là chúa già ở đây. Toàn Thư và Thực Lục chỉ ghi năm tháng Trịnh Tráng mất "mùa hạ tháng tư năm Đinh Dậu" mà không cho biết thọ bao nhiêu tuổi. Trái lại Marini viết "Trịnh Tráng mất ngày 26 tháng 5 thọ 82 tuổi". Vậy nếu Đắc Lộ soạn Từ điển vào trước 1640, lúc đó Trịnh Tráng mới 65 cái xuân xanh, còn nếu khi về Roma vào khoảng năm 1650, ông viết thêm thì lúc đó ông chúa này đã 75.

Đàng Trong, mặc dầu Đắc Lộ đã tới vào thời Nguyễn Phúc Ngun Phúc Lan, nhưng t ông chỉ ghi tên Ngu ông chúa đầu t chúa đầu tiên ở Đàng Trong. Năm 1593 Nguyễn Hoàng được vua Lê tấn phong "Đoan quốc công". Do đó dân gian thường gọi nôm na là chúa ông hay ông Đoan.áVc úh n caữ Đna, oông Đìat ếắở

ộhg ảo ng ĩna Đoan Đắc Lộ giải nủh Đàng Trong được người ta gọi như vậy khi ông còn sống, nhưng sau khi ông chết thì người ta gọi là Chúa Ông".

Còn mg năm 1629 vì h dê, khỉ, gều răhúa nữa có nói trong Từ điển là chúa Khánh, tên của một tiểu vương trước kia đã chiếm bốn tỉnh Đàng Ngoài, bây giờ ở trên núi giữa Đàng Ngoài và Trung Hoa, mà miền núi đó gọi là Cao Bằng. Đại Việt Thông Sử của Lê Quí Đôn cho biết Mạc Kính Khoan được ngụy phong là Khánh Vương. Kính Khoan mất ở Cao Bằng năm 1638. Như vậy trận nhà Mạc đánh ở Đàng Ngoài vào năm 1627 mà Đắc Lộ kể trong Lịch sử Đàng Ngoài là do Kính Khoan hay chúa Khánh chỉ huy, hoặc ít ra dưới thời Kính Khoan. Các tài liệu của các giáo sĩ thường chỉ viết là Chúa Canh.

Sau nhà vua, nhà chúa thì tới viên quan chính yếu là trấn thủ, cai quản cả một xứ và thường là những xứ rộng mênh mông. Người đầu tiên được cử làm trấn thủ Quảng Nam là Nguyễn Hoàng năm 1545 theo lời xin của Ngọc Bảo với Trịnh Kiểm. Năm 1558 Nguyễn Hoàng bắt đầu vào trấn Thuận Hóa, lúc đó mới 34 tuổi. Năm 1570 thì ông được vua Lê trao cho cả hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Năm 1602, Nguyễn Hoàng đặt hoàng tử thứ sáu làm trấn thủ Quảng Nam, Từ điển chỉ ghi vắn tắt: thủ (giữ), thủ trấn xứ là vị trấn thủ của tỉnh. Dịch như vậy thực ra cũng như không. La ngữ ghi là "Gubernator Provinciae" nghĩa là viên quan cai trị tỉnh gọi là Xứ. Cũng như khi giải thích chữ chúa thì Đắc Lộ cũng dùng chữ "Gubernator". Quảng Nam vào thời hoàng tử Tôn Thất Kì làm trấn thủ Quảng Nam thì người ta gọi ông là ông nghè.

Từ điển cắt nghĩa Nghè là chức vụ của các bậc văn nhân. Nhưng trong triều đình nhà Lê và ở các phủ ông chúa, có đủ các cấp chức mà Từ điển cắt nghĩa vắn tắt:

Nội thần, cậu bộ, thái giám; bộ, cậu bộ: người bị thién, hoạn quan; cạu, cạu bộ.

Quan văn, quan vũ, quan tổng binh.

Đề lểnh, đề đốc, quan tổng cán, đi cán, lệnh sử, xá nhin.

Một chức quan trọng là quan tư thiên, thiên văn; quan tư thiên soạn lịch hàng năm và ghi các nhật thực, nguyệt thực. Cũng có các người làm thông dịch viên gọi là thông sự, có các người sẽ gửi đi làm đại sứ trong bộ ngoại giao gọi là sứ, đi sứ. Có các tước quận công, quốc công: quan đệ nhị sau vua. Có một từ rất hi hữuum. Cắ Lộ cắt nghĩa như sau: tứ vệ là lính của vị mang danh hiệu vua mà không cai trị, lính của bvua (7).

Các cơ quan hành chánh thì có nha ti (tòa án cao cấp cho mỗi tỉnh), nha hiến (tòa án cấp hai nhưng xử án cho toàn tỉnh), nha đại (tòa án cấp hai xử án cho toàn cõi), nha phủ (tòa án của mỗi phủ, một trong những đơn vị mà tỉnh được chia ra), nha huyện (tòa án của huyện, một trong những đơn vị của phủ được chia ra nhỏ). Ngoài ra còn có chạ mạc cho làng xã.

Theo Thực lục thì năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu theo triều đình Đàng Ngoài mà cho tổ chức tam ti (ba ti) là ti Xá sai coi việc tố tụng, ti Tướng thần lại coi việc thu thóc và phát lương, ti Nội lệnh sử coi các thứ thuế (Thực lục tr. 47).

Về hành chính cho toàn cõi thì có: Xứ, chu, phủ (cai phủ, ông phủ), huyện (nha huyện, cai huyện, ông huyện), tổng (cai tổng), xã, thôn, làng (xã trưởng), xóm, trùm làng, trùm cai, câu dương, tuần vệ, chạ mạc.

Tín ngưỡng. Trên đây chúng tôi đã nói về tam giáo, còn ở đây, sẽ bàn qua về tín ngưỡng, trong đó có tất cả những gì chúng ta thường gán cho cái từ ngữ mê tín, dị đoan. Là nhà truyền giáo thấm nhuần một nền học vấn chính thống và một thần học nghiêm nghị, Đắc Lộ rất chú trọng tới các tin tưởng về tôn giáo, kể cả những dị đoan. Phải có cả một bài biên khảo sâu rộng về vấn đề này, vấn đề được bàn giải qua những từ ngữ mà cuốn Từ điển đã thu lượm được.

Trước hết phải định nghĩa thế nào là thần, là ma, là quỉ. Người Trung Hoa cổ tin có bốn vị thần cai quản trời, đất, núi, sông là thiên thần, địa thần, sông thần, thủy thần. Lại có bốn vị thần săn sóc bốn phương. Nói chung là như vậy. chữ thần Đắc Lộ giải thích thần là quỉ thần mà người ta gọi là vị bảo hộ một nơi. Rồi ông cắt nghĩa một vài trường hợp dân gian thờ một người gian ác khi còn sống mà sau khi chết được phong thần, như thường thấy có thần cây đa, thần kẻ trộm, thần kẻ gian ác: tục thờ thành hoàng. Do đó có hung thần, có đạo lộ thần quan được khấn trước khi đi sông đi biển, và nhiều thứ thần khác: mỗi ngành nghề có một tiên sư, đâu đâu cũng thấy có thần, có ma, có quỉ, chín phương trời, mười phương đất.

Vì thế Đắc Lộ rất bướng bỉnh không chịu lấy chữ thần này để chỉ Đức Chúa Thánh Thần, mặc dầu đây là thánh thần chứ không phải ác thần, hung thần. Nhưng vì chữ thần phổ biến nơi dân đã thế, nên Đắc Lộ không chịu mà cứ còn dùng tiếng Latinh là Spirito Sancto.

Tới các tín ngưỡng hay dị đoan khác, chúng tôi chỉ kê khai một số từ ngữ như sau:

Bẻ gam, bẻ thăm.

Chiêu hồn, chiếu kính, chữa ranh, chữa trung tang, liên táng.

Coi dò, coi nham.

Đeo bùa, đeo kim, đi bói, đi cốt, đi độn đi khoa, đội cầu, đổi số.

Đơm ma tế quỉ, đưa ôn, đưa khao.

Giuấng hồn (giáng, xuống), gọi hồn.

Khiến đá.

Làm cốt, làm đồng.

Nhương sao (đổi sao).

Phụ đồng, phụ hồn, quải ông bà ông vải.

Sai môi, sai thạch, soi đồng, soi gương.

Tống ách, tống sao, trơi ma quỉ, xem giò, xem ngày, xem số bàn tay, xem tuổi.

Xin âm dương, xin keo, xung nhau, yểm thần.

Ngoài ra, còn địa lí thiên văn, tếu sấp, tếu ngửa, thinh trai phù thủy, trắc ảnh, địa bàn xem giờ, nhật thực, nguyệt thực, kiêng tên (tên tục)... Trong các tác phẩm của Đắc Lộ, chúng ta thấy tác giả lên tiếng đả phá những mê tín dị đoan, dị đoan lên tới mức không thể chấp nhận, thí dụ trường hợp trước khi xuất quân xông đunc kịihxmấ òu nhxinb iátháđ ch mà cnnn hay không nên.

Từ ngữ tôn giáo. Khi Phật giáo, Khổng giáo, gia nhập nước ta thì từ ngữ của ta giầu thêm lên vì cần để diễn tả những thực tại mới. Cũng là một thứ du nhập từ ngoài vào chứ đức Phật, đức Khổng không phải là con dân của Đất Nước. Bây giờ tới lượt Kitô giáo, Kitô giáo cũng đem lại những từ ngữ mới, những lời nói mới, hoặc lấy trong số từ gốc Hán, hoặc xử dụng ngay tiếng nôm na dân gian, từ ngữ Kitô giáo đã "gia nhập" tự điển tiếng Việt với Phép Giảng Tám Ngày. Còn khiêm tốn, còn vụng về, nhưng quyết liệt (8).

Đắc Lộ đã khéo vận dụng ngôn ngữ bình dân để "nói" thần học Kitô giáo, "viết" giáo lí đạo Kitô. Thí dụ ở chữ ngôi, có ngôi là ngôi Thiên Chúa như ba ngôi cùng một đức Chúa blời (tiếng Latinh là persona), sau đó là ngôi (hiểu là ngai) thí dụ lòng sạch sẽ là ngôi đức Chúa blời (tiếng Latinh là sedes). chữ đức Đắc Lộ cắt nghĩa việc dùng từ này trong ngôn ngữ thông dụng như: đức bvua, đức chúa, đức ông, đức bà, đức chúa bà, đức lão, đức mụ. Và Đắc Lộ đã vận dụng sang từ ngữ Kitô giáo như: đức Chúa blời, đức Chúa Jesu, đức Chúa Bà Maria, đức thánh thiên thần, đức thánh Anjô giữ mình (các thiên thần bản mệnh) (9).

Cũng vậy, về từ ngữ Kitô giáo trong Từ điển, cũng cần một biên khảo tường tận, tỉ mỉ. đây chúng tôi nói qua về một số từ như sau:

Từ chữ ăn, ăn chay, Đắc Lộ ghi thêm ăn chay cả để chỉ một mùa chay lớn 40 ngày trước lễ Phục sinh. Từ chữ chuộc, chuộc áo, ông viết chuộc tội, từ chữ cúng là dâng, ông cho thí dụ cúng đức Chúa blời, từ chữ cứu ông viết cứu thế, cứu đời, để như chuẩn bị cho từ ngữ này có ý nghĩa thần học công giáo, bởi vì ở bản dịch Latinh ông dùng thành ngữ công giáo để chỉ sự việc đó: salvator mundi, (cứu thế, cứu đời).

Chữ cụt, ông cho thí dụ hơi bỡ ngỡ một chút: Xương sườn cụt là cạnh sườn, đâm xương sườn cụt đức Chúa Jêsu (10).

Đàng, nhà, thiên đàng (nhà trời), thánh đàng (nhà thánh, nhà thờ, giáo hội).

Đạo, bổn đạo, bản đạo, chịu đạo, bỏ đạo, vô đạo (không có đạo), mến đạo, mạnh đạo, yếu đạo, giảng đạo, giữ đạo, dạy đạo, mở đạo, có đạo, theo đạo, đi đạo.

Họp, ở đây Đắc Lộ muốn dùng chữ này để nói tới một giáo lí thần học về Thiên Chúa hóa thân làm người, xác hồn hợp cùng thiên tính, thành Đức Kitô. Ông viết làm thí dụ cho chữ họp (hợp): họp toan cùng nhau; đức Chúa blời lấy xác lấy linh hồn người kết hợp cùng tính đức Chúa blời.

Kính, thảo kính cha mẹ, kính dái, kính mến đức Chúa blời, kính thày (thày ở đây chỉ linh mục) (11).

chữ mở sau khi viết làm thí dụ: mở cửa, mở thư tín, mở nước, thì Đắc Lộ ghi: mở đạo Chúa blời, để sau cùng còn có thí dụ: mở rừng cho rộng.

Với chữ nhin, sau khi có nhin vì sự ấy, nhin sao thì có nhin danh Cha (mà như đã nói Đắc Lộ không muốn dùng thành ngữ này để dịch La ngữ "in nomine Patris").

chữ phúc, không những ông ghi: chịu muôn phúc, hưởng phúc, thưởng phúc mà còn viết: phúc thặt tám mối.

Với chữ thiên, chúng ta có: thien địa, trời đất, thien chủ, chúa trời, nhưng tốt hơn nên nói "Thiên Chúa". Cũng vậy nên nói Thien chúa đàng hơn là Thien đàng híeh tàign i-nT,ipné, ttnh thieng lieng, phép thienê:.

Tin, tôi tin kính Deos Cha. đây chúng ta phải hiểu một là Đắc Lộ không những dịch chữ "credo" là tôi tin mà còn trịnh trọng thêm chữ "kính" như vẫn còn đọc ngày nay, hai là Đắc Lộ vẫn còn giữ tiếng Bồ để chỉ Thiên Chúa (La ngữ là Deus), như thuở ban đầu người ta nói là Chúa Dêu Cha, Chúa Dêu Con.

Tính, với từ này Đắc Lộ dịch La ngữ substantia, natura (substance, nature) là một từ ngữ thuộc triết học và thần học. Thiên Chúa chỉ có một tính là thiên tính, nhưng có Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Trung quốc người ta dùng chữ thể, chứ không tính, trong "tam vị nhất thể" (ba ngôi một tính).

Tóm lại về từ ngữ Kitô giáo, chúng ta có thể nói, ngay ban đầu người ta đã dùng tiếng nói phổ thông nơi dân gian để chỉ những giáo lí về Kitô giáo. Trung quốc, các giáo sĩ đã làm, ở Việt Nam người ta có thể theo đó mà sử dụng như đã sử dụng những từ ngữ chuyên môn trong Phật giáo, Khổng giáo, nhưng hình như Đắc Lộ chủ ý lấy ngôn ngữ dân gian, lấy nôm chứ không lấy chữ để giảng giáo lí, cắt nghĩa các mầu nhiệm trong đạo. Nói Đắc Lộ là nói ông đã ghi trong Từ điển. Vì thế, ông không dùng Thiên chủ, Thiên Chúa mà dùng Đức Chúa Trời, nhấn mạch tới chữ Chúa hơn chữ trời. Trung quốc từ cuối thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17 người ta đã nói, đã viết: Thiên Chủ chi giáo, Thiên Chủ công giáo, Thiên Chủ thánh giáo, Thiên Chủ chính giáo. Hoặc viết thượng đế chi giáo, thượng đế chính giáo. Nhưng Đắc Lộ dùng chữ nôm và viết đạo thánh đức Chúa blời. Pigneaux de Béhaine viết: thánh giáo yếu lí.

Để kết luận về Từ điển, như chúng tôi đã nói, vì là cuốn sách "nôm quốc ngữ" độc nhất ở thế kỉ 17 (trừ cuốn sách nôm độc nhất từ điển Việt Hoa, Hoa Việt "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa") nên nó được coi như một thứ toát lược Văn hóa sử cương, toát lược sổ tay văn hóa, toát lược phong tục Việt Nam thế kỉ 17, và cũng là buổi đầu của một từ điển giáo lí Kitô giáo, tuy còn rất chập chững và rất mực khiêm tốn. Từ điển còn là tài liệu vô cùng quí giá iểlhệể ôictnt ếug

Đgná đg ài uàbnếấ iànt ếàng Ngo irong trong thế kỉ này, việc mà các nhà ngôn ngữ học ngày nay gọi là các phương ngữ, chia làm bốn vùng: Ị Bắc Bộ, IỊ Bắc Trung Bộ, IIỊ Nam Trung Bộ, IV. Nam Bộ. Từ điển của Đắc Lộ ghi phần khá lớn là tiếng Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định.

3. Từ điển Việt Bồ La tái bản 1991

Cho nên, chúng tôi, chúng ta hết thảy rất quí cuốn Từ điển và rất mừng khi viện Khoa học Xã hội T.P.H.C.M. cho in lại nguyên bản tại Saigon năm 1991. Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính và nhất là Thanh Lãng đã nhiều năm ân cần, say sưa, làm không công việc phiên dịch Từ điển. Và phải chờ tới năm 1991 với tiền viện trợ của một vị cao cấp trong hàng giáo phẩm, viện mới cho ấn hành được. Thế rồi có hai điều làm cho chúng tôi vừa buồn vừa thất vọng, nếu không là phẫn uất. Thứ nhất Viện K.H.X.H.T.P.H.C.M. đã chễm chệ nhảy lên ngồi ngang hàng với Đắc Lộ, làm cho người ta hiểu Viện và Đắc Lộ là tác giả cuốn Từ điển, hoặc Đắc Lộ là cán bộ nghiên cứu văn học của Viện. Điều hai quan trọng hơn: người ta đã làm sai lạc nguyên văn, nguyên tác của Đắc Lộ, những người mà chúng tôi gọi là những tên đồ tể. Sự việc xảy ra thế này.

Khi chụp lại nguyên bản thì có chữ mờ, do đó phải cho người dặm lại. Đáng lí ra phải trao việc này cho những nhà chuyên môn về chữ quốc ngữ cổ, cũng như khi cần phải sửa một bức họa danh tiếng thế kỉ 16, 17 thì phải trao cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, họa sĩ chứ không phải để vào tay bất cứ ai được, cũng như khi phải khai quật một vị trí khảo cổ thì cũng phải có những người chuyên môn. Thế là người ta đã bằm nát từ ngữ rất mực quí giá, mỗi chữ, mỗi nét, chúng tôi coi như hòn ngọc (và chúng tôi không quá lời). Chúng tôi chỉ đưa ra một vài thí dụ, chứ nếu nói hết thì không phải là "không kể xiết" nhưng cũng khá nhiều:

1. chữ cỏ (herba, ae), Đắc Lộ ghi thêm: cán cỏ lại với lời cắt nghĩa: để tỏ dấu khiêm tốn trước mặt ai, hầu xin ân huệ, dường như tự xưng mình là súc vật. Lại ở đây là "lạy". Thế nhưng viện đã cho sửa lại là cắn cổ lại, người ta đâu biết cắn cỏ lạy là gì, chỉ biết cắn cổ mà thôi.

2. Chữ càu, viết với a chứ không với â thành cầu. Người ta đã cho dặm lại là câu. Với chữ càu chức nghĩa là xin được chức thì lại chữa là câu chức; càu mình trọng, muốn được người ta cho mình là trọng thì được chữa là câu mình trạõ.

Cũng vậy, càu là cái cầu bắc trên sông được chữa là câu. Thế rồi những cách nói càu bến, đi càu, đi bến. Đi càu có nghĩa là đi đồng, đi ngoài, đi sông, tức đi ỉa.

3. Chữ tièn viết với e, Đắc Lộ đã viết trên bốn cột trang giấy đr cắt nghĩa cách tính tiền của ta ngày xưa. Những chỗ nào không cần dặm lại thì vẫn còn là tièn. Đến khi dặm lại thì hoặc là trở nên tiền với ê hoặc là nguy hiểm và ngu dại hơn nữa, trở thành tiên như tièn giám, tièn quí, tièn géy, tièn hộp, bẻ tièn, bẻ đũa bẻ tièn đã trở thành - ôi đau xót - tiên giám, tiên quí, tiên géy, tiên hộp, geo tiên, bẻ tiên, bẻ đũa bẻ tiên; tièn chữa là tiền còn là tội nhẹ, nhưng tièn chữa là tiên thì là tội cực trọng, cực nặng. Cũng vậy, nhãn tièn đã trở nên nhãn tiên.

4. Chữ tién (hẳn là tiẽn, tiẹn) kèm theo tién mía, tién cau thì được chữa là tiên mía, tiên cau. Cũng như tién là dâng, dưng trong thí dụ tiến Chúa thì đã thành tiên, tiên Chúa.

5. Chấm cu, chấm chữ, được chữa lại là Châm cú.

6. Giò, xem giò là bói chân gà, được viết là xem giô.

7. Muôn, muôn muôn vàn vàn thành muôn muôn vân vân.

Chúng tôi xin ngừng ở đây, bởi vì còn khá nhiều hoặc rất nhiều chữ được dặm lại sai như thế. Như chúng tôi đã nói ở trên, Đắc Lộ thường ghi theo tiếng Đàng Trong a = ă; e = ê v.v...

Khi Từ điển được in lại ở Saigon, chúng tôi đã rất phấn khởi và viết bài giới thiệu gửi cho tờ Văn Lang của Nguyễn Mộng Giác, California. Thế nhưng khi được biết Viện K.H.X.H.T.P.H.C.M. đã làm quá ẩu, chúng tôi viết bài phê bình và đề phòng các nhà làm công tác văn nghệ, văn học nghiêm chỉnh. Bài gửi cho một nguyệt san ở Paris, người ta không đăng, gửi cho tờ Văn Học Cali, cũng chưa đăng, chỉ có tờ Tuần san Australie là đăng bài phê bình của chúng tôi. Chúng tôi cũng gửi một bài ngắn cho Công Giáo Dân Tộc và người ta đã đăng sau khi sửa chữa đôi chút. Có người cho lời lẽ của chúng tôi là quá gay gắt vì chúng tôi đã dùng chữ "những tay đồ tể bằm nát", xuyên tạc Từ điển.

Lại một lần nữa, ở đây, chúng tôi yêu cầu Viện K.H.X.H.T.P.H.C.M. phải cho đính chính lại hết những chữ đã do Viện cho dặm lại sai lầm và là những sai lầm lớn. Xuyên tạc, bằm nát Từ điển, phải chăng cũng như triệt hạ những di tích điện đài nghệ thuật của cha ông, của tổ ti$nc ahá đình chùa miếu mạo, những di tích lịch sử còn lại của quá khứ. Đã không kiến thiết mà còn triệt hạ.

Cũng phải nói thêm rằng phần dịch của Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính và Thanh Lãng rất nghiêm chỉnh, không những dịch trung thành (trừ một vài điều chúng tôi sẽ có dịp nói tới) mà lại còn cho in lại rất xác thực và trung thành, chữ quốc ngữ cổ của Đắc Lộ. Việc này phải trả lại công lao cho các dịch giả, nhất là Thanh Lãng.