PHẦN III GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ
THAY LỜI KẾT
Con người Đắc Lộ
Tới đây, sau khi đã nói tới sự nghiệp lớn lao của Đắc Lộ trong ba việc: hình thành Giáo hội công giáo Việt Nam, hiểu biết con người và đất nước Việt Nam, hình thành chữ quốc ngữ, chúng tôi thấy rất mến con người Đắc Lộ, rất giản dị, chất phác, nhiều khi như ngây ngô, nhưng cũng rất mực sâu sắc. Ông ra vào cửa công, quen thân với đủ hạng người, từ vua chúa quan quyền tới hàng thứ dân, bao giờ ông cũng được người ta quí mến. Một người có một sức khoẻ dồi dào, khi thấy ông vượt biển mấy lần, đi bộ, đi sông, đi biển và mê say làm việc truyền giáo. Là một người hoạt động luôn luôn trên đường giảng dạy, nhưng cũng là con người học hỏi tinh tường cặn kẽ, lại là một nhà viết sách viết văn. L. Cadière đã vhến tăấ. Lh Àadière cãnnnậh ihấy như vậy và còn ngciênh chân dung Đắc Lộ, chân dung một nhà nho, một Kẻ Sĩ, một nhà hiền triết phương đông, dựa theo chân dung M. Ricci (Lợi Mã Đậu), linh mục Dòng Tên người Ý tự xưng là Tây Sĩ, một "nhà nho" Tây phương đến với các nho sĩ Trung Hoa. Và chân dung Ricci cũng dựa theo lối ăn mặc các nho gia Tàu, theo chân dung ông Thày của mình, đức thánh của mình, là Khổng Tử. Vậy đây là một bậc Thày, một bậc thánh, một ân nhân mà chúng ta mừng 400 năm sinh nhật (1593-1993), một người đã để lại cho người Việt Nam chúng ta một câu nói lưu truyền: "Xác tôi rời bỏ Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng thực ra lòng tôi vẫn quyến luyến cả hai và tôi chắc không bao giờ lòng tôi lại quên được hai xứ ấy" (Hành Trình và Truyền Giáo).
Bia kỉ niệm
Ngày thứ năm 29 tháng 5 năm 1941, ở Hà Nội đã làm lễ khánh thành bia kỉ niệm Đắc Lộ ở đường Francis Garnier, nay là phố Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Hoàn Kiếm, dưới sự chủ tọa của toàn quyền Decoux có ban tổ chức gồm các ông Pierre de Feyssal, Ngô Tử Hạ, Nguyễn Văn Tố, Paul Bouchet. Theo Đỗ Quang Chính thì bia này đã bị hạ vào năm 1957. Năm 1983 khi chúng tôi về Hà Nội quả thực không còn bia, nhưng còn mái che bia. Tới năm 1986 thì không còn mái nữa và ở đây đã có một đài quyết tử quân, nếu chúng tôi không lầm. Tại Saigòn trước 1975 có một con đường Alexandre de Rhodes, nhưng sau đã biến mất.
Trong đời một con người, thường có những nhiệt tình đưa tới lầm lỗi. Vậy có nên trả lại cho Đắc Lộ hai cái vinh dự chính đáng kia không? Chúng tôi được biết năm 1960, ở Saigòn bộ Văn Hóa và Viện Khảo Cổ đã tổ chức húy nhật 300 năm giáo sĩ Đắc Lộ (1660-1960). Thế nhưng ở Hà Nội, người ta tỏ ra rất bất bình và cho chúng tôi làm công việc thuộc ngành tâm lí chiến. Tờ Nghiên Cứu lịch sử số 63 tháng 6 năm 1964 đã lên tiếng chỉ trích nặng lời. Người ta cho chúng tôi là "xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chân lí khoa học". Bài của hai ông Hoàng Văn Lân và Đặng Huy Vận khá gay gắt.
Thế nhưng, theo nhận xét của chúng tôi thì người ta cũng đã uốn nắn lại tư duy. Chưa biết ai đã xuyên tạc lịch sử, chân lí khoa học. Những bài viết về Đắc Lộ, về Maiorica đã được giới văn học để ý. Và nhất là ở Saigòn, với sự cộng tác của các nhà văn học như Đỗ Quang Chính, Thanh Lãng, người ta đã thấy đâu là sự thực lịch sử, đâu là chân lí khoa học. Từ điển văn học
Thế nhưng Đắc Lộ với ba cuốn Khái Luận Việt Ngữ, Phép Giảng Tám Ngày và Từ điển Việt Bồ La (1651) vẫn bị loại ra không được ghi nhận trong Từ điển Văn học, 2 tập, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội ấn hành năm 1983.
Hôm nay nhân ngày chúng ta, một nhóm người ở Giáo Xứ, mừng kỉ niệm 400 năm sinh nhật Đắc Lộ (1593-1993) và nhắc nhở tới thân thế và sự nghiệp của giáo sĩ, chúng tôi có một nguyện vọng là Ban Biên tập Từ điển Văn học lần tái bản, đưa Đắc Lộ với ba tác phẩm của ông vào Từ điển Văn học. Không là cách ghi công ơn của Đắc Lộ mà là tôn trọng chân lí khoa học và sự thực lịch sử như hai tác giả bài biên khảo trong Tạp chí lịch sử nói ở trên, đã hơn một lần nhấn mạnh.
Lịch sử văn học Nga đã bắt đầu bằng những sách phụng vụ và Kinh thánh viết bằng thứ chữ do một nhà truyền giáo người Hy lạp miền Thessalonique, sáng chế ra từ tự mẫu Hy lạp, ngày nay vẫn gọi là tự mẫu cyrillique, bởi tên nhà truyền giáo đó là ông thánh Cyril, thế kỉ 10. Văn học Việt Nam không bắt đầu bằng chữ quốc ngữ vì chúng ta đã có chữ nôm, nhưng lịch sử chữ quốc ngữ trong đó có lịch sử ngữ pháp học, lịch sử từ điển đã bắt đầu bằng những bài viết của các giáo sĩ truyền giáo và đặc biệt của Đắc Lộ với ba tác phẩm in năm 1651. Chúng ta không có mặc cảm, trái lại là khác. Chúng tôi tin vào trí sáng suốt và óc khoa học của những nhà làm công tác văn học.
Đắc Lộ là người của chúng ta, người con tinh thần của Đất Nước chúng ta, người đã để lại cho chúng ta, ngoài các tác phẩm khác, có ba cuốn đặt nền tảng cho chữ viết của chúng ta ngày nay, gọi là chữ quốc ngữ. Viết xong ngày 11-03-1993
Nguyễn Khắc Xuyên.
------------------------------------------------------------
CHÚ THíCH
(1). "Câu truyện các nữ tu đã làm cho bà đau đớn khôn tả, và bà rất mực quí mến, đến nỗi bà không sao rời bỏ các nữ tu được. Để cho nhẹ bớt những tâm tình nhớ thương, sau lúc li biệt vội vàng thì bà muốn được một bộ áo dòng, để cho khi bà nhắm mắt lìa đời, bà được khâm liệm trong tấm áo đó. Các nữ tu vui lòng nhận tặng bà với tất cả bằng chứng về sự thương yêu tương hỗ, rồi các bà từ biệt nhau sau những cái hôn thánh thiện và tất cả những sự trỚuvm nấc a tình bác ái toàn vẹn, rồi ngày sau đó, các nữ tu bỏ về hải cảng Đà Nẵng" (De Rhodes, Tường Trình về Đàng Trong).
Trong Hành Trình, Đắc Lộ viết câu truyện này và thêm một vài chi tiết: "Còn bà Maria, bà dì của chúa, bà đã tới đón họ trong một chiếc thuyền đậu thật xa bến. Bà tỏ tình, quyến luyến và tặng nhiều quà. Bà rất trọng tấm áo dòng của các nữ tu. Còn các nữ tu thì tạm tặng bà một dây thắt lưng bằng thừng chão, và hứa sẽ gửi biếu sau một áo dòng. Và thực ra các nữ tu đã trung thành giữ lời hứa khi tới đất Phi Luật Tân".
(2). "Khi tôi đến từ biệt ông, thì tôi rõ ràng tỏ tâm tình tôi giữ trong lòng và thấy ông đã tới tuổi thọ bát tuần và hơn nữa, thế nhưng tới nay, vẫn trì hoãn, chưa theo đạo là đàng thật, đàng độc nhất cứu rỗi đời đời; bà vợ cũng hết sức sốt sáng khuyên dụ ông xin chịu phép thánh tẩy. Tôi nhận được lời từ lâu mong đợi, là ông tự nguyện trao thân trong tay tôi và tôi tùy ý dạy đạo cho ông. Thế là tôi bắt đầu giảng mấy điều chính yếu trong đạo, nhưng phải tỏ cho ông biết những việc phải làm, những điều phải nhận khi thành Kitô hữu...".
Sau khi viên cựu trấn thủ có bà vợ công giáo này từ chối, thì Đắc Lộ viết cảm tưởng như sau:
"Tôi đành để ông trong tình trạng khốn đốn và rất tiếc, chỉ bắt ông tự tay viết những tên thánh Jesu Maria và khuyên ông nên luôn cầu khẩn các ngài giúp đỡ. Tôi mong rằng Thiên Chúa sẽ thương ông khi cần, dựa vào sự cần mẫn và săn sóc liên tục của bà vợ rất lành thánh, bà coi sự hèn nhát của ông như một nhát dao đâm vào lòng bà".
(3). Như vậy về viên quan trấn thủ Quảng Bình, Đắc Lộ chỉ nói tới có một lần với sự dè dặt cần phải có, còn Saccano thì quả quyết hơn, vì việc xử hai giáo dân xảy ra vào thời Saccano đang hoạt động ở Đàng Trong. Sử của chúng ta nói nhiều hơn về quan trấn thủ Quảng Bình này.
(4). Thí dụ về động từ khi chúng ta viết: tôi iêo, mày iêo, nó iêo, chúng tôi iêo, chúng bay iêo và chúng nó iêo, thì vẫn chỉ một chữ iêo cho cả ngôi, số ít, và số nhiều. Cả thảy lập lại nguyên hình chữ iêo. Trong kêi đì ở La ngữ thì theo thứ tự, động từ amare thay đổi, lần lượt như sau: amo, amas, amat, amamus, amatis và amant. Nực cười hơn khi Đắc Lộ lấy thí dụ về biến cách của danh từ: số ít và số nhiều:
Nominatif: thàng nầy Puer
những thàng nầy Pueri.
Génitif : cha thàng nầy Pueri
cha hai thàng Puerorum.
Datif : cho thàng nầy áo Puero
cho nón ba thàng Pueris.
Accusatif : kêo thàng nầy Puerum
dạy các thàng Pueros. Vocatif : ơ thàng kia Puer
ơ bốn thàng kia Pueri.
Ablatif : bỡi thàng kia Puero
bỡi các thàng Pueris. (tr. 11)
Trong tiếng Việt, chữ thàng ở số ít số nhiều trong sáu cách đều không thay đổi, trong khi đó chữ "puer" Latinh ở sáu cách số ít và sáu cách số nhiều đều thay đổi, hai lần sáu mười hai.
(5). Về phụ âm thì đương nhiên có Bêta như đã bàn giải trong Khái luận, có phụ âm kép BL, ML và TL. Riêng về chữ i, Đắc Lộ nghiêm chỉnh theo mấy nguyên tắc đã đưa ra trong Khái luận và viết: theo í, chúa í, có í, bvưng í, chúa í tứ, biết í, mạc í, tlái í, rất thánh í, theo í riêng, giúp í, một í, chảng có í...
Nói tóm lại, cho tới nay, người ta thường cho chữ quốc ngữ của Đắc Lộ chưa hoàn toàn, còn chập chững, còn thiếu sót cần được bổ túc và làm cho hoàn chỉnh. Chúng tôi không từ chối lập luận này, vì vạn sự khởi đầu nan, bước đầu đương nhiên còn có vấp váp. Nhưng nếu đặt lại vấn đề thì thấy rằng lớp giáo sĩ tới Đàng Trong từ 1615 và sau đó, những Buzomi, De Pina, Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luis, họ đã phải đương đầu với một thứ tiếng khá phức tạp, về cách phát âm như giọng Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, và họ đã dò dẫm để phiên âm cho đúng hết sức. Nếu nghĩ như thế thì chữ quốc ngữ ghi trong Phép giảng cũng như trong Từ điển có một giá trị vô song lưu lại cho hậu thế. Và chúng tôi đã cân nhắc lời lẽ của chúng tôi và như chúng tôi sẽ còn nói tới sau, khi đề cập tới cuốn Từ điển.
(6). Về lịch sử Trung Hoa, Đắc Lộ đặc biệt để ý tới hai sự việc rất mực quan trọng. Một là hai lần ông nhắc tới vụ Tần Thủy Hoàng. chữ Tần ông ghi ông vua Trung Hoa đốt sách Khổng Tử, ở chữ khanh là chôn ông viết vua Tần đốt sách chôn học trò: "Tần phần thư khanh nhu". Thứ hai, hai lần ông nhắc tới vua Hán Ai Đế, hay Hán Minh đế thuộc nhà Hán: vào thời ông vua này chúa Jêsu ra đời. Thế là như Phúc âm đã nói tới thời Xêsarê Augustô thì Đắc Lộ đặt để Chúa giáng trần vào thời vua Trung Hoa này.
(7). chữ vệ, tứ vệ, một lần nữa, Đắc Lộ lại cắt nghĩa "tứ vệ là lính của vị có tước hiệu là vua trống không, và được gọi là bvua, nhưng không có quyền cai trị vương quốc".
(8). Khi giáo sĩ Buzomi đến nước ta 1615, ở Đàng Trong người ta đã dùng chữ đạo để nói về tôn giáo mới. Nhưng thuở ban đầu, còn vụng về nên đã gọi đạo là đạo Hoa Lang, hoặc dân gian quần chúng gọi là đạo Hoa Lang, Phép giảng viết là đạo Pha Lang, còn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa thì ghi là Phất Lang. Cả ba danh từ này đều có ý chỉ người Bồ, mặc dầu theo lịch sử thì nó dịch từ chữ Francia tức Phalangsa (Pháp). Như vậy là đạo người Bồ. Do đó mới có câu bất hủ Borri ghi lại: "Con gnoo có muón vào trong lòng Hoa Lang chăng", sau đổi thành: "con nhò có muốn vào đạo christiang chăng?". Từ điển Đắc Lộ viết rất sâu sắc khi định nghĩa hay giải nghĩa chữ đạo. Ông viết: "đạo, lex, legis; bổn đạo, bản đạo: legis eiusdem affectae, inter Christianos pro christianis usurpatur". Đạo ở đây không phải là đàng, nhưng là qui luật, là hiến chương, là cương lĩnh, cương chỉ cho đời sống. Hơn nữa Đắc Lộ dùng chữ "usurpatur" có nghĩa là dùng, nhưng cũng có nghĩa là chiếm đoạt (usurper). Nếu không "chiếm đoạt" thì sao lại có những câu nói Từ điển ghi lại như: Chịu đạo, giữ đạo, bỏ đạo, vô đạo, mến đạo, mạnh đạo, yếu đạo, giữ đạo, giảng đạo, dạy đạo, mở đạo.
Mặc dầu Đắc Lộ viết "dùng giữa người Kitô hữu cho người Kitô hữu"; không chiếm đoạt thì sao về sau này trong dân gian có những cụm từ: đi đạo đi đời, đi giáo đi lương, theo đạo, bắt đạo để chỉ Kitô giáo?
(9). Chúng tôi xin mở ngoặc để suy nghĩ thêê ềgcặữ mụ này. Đắc Lộ cho hai nghĩa: 1. mụ chỉ người cógtĩổ:.1T íụdc:ỉơnmư iic ỡu.i2 hế ụh m đụck a hỡi. 2. Nếu thêm đức như đức mụ thì chỉ cô, dì - có thể là thím - La ngữ là "amita" (về phía họ nội). Pgọi người có tuổi và bậc quyền quí là đức mụ và nhất là các cô, dì, thím của chúa Đàng Trong (Đàng Ngoài) và chúng tôi nghĩ tới bà Minh Đức đã nói ở trên - Ngày không xa đây, ở Huế, người ta có từ mệ, các mệ.
(10). Hai vị đại thánh lập hai dòng lớn cũng được nói tới trong Từ điển: dàõ, dàõ họ, dàõ dõi, dàõ nước, dàõ oũ thánh Chico (familia Sancti Francisci); truyẹn (historiae cantiones, truyện, vãn?); truyẹn oũ thánh Ignacio (vita Sancti Ignatii).
Nhân lời Đắc Lộ định nghĩa chữ truyện là "historiae cantiones" (ca hát truyện), chúng tôi nghĩ tới chữ dùng để nói truyện Kiều, truyện thơ để hát, để ngâm "vần thơ góp nhặt dông dài, mua vui cũng chỉ một vài trống canh". Hơn nữa sau khi đã cắt nghĩa chữ truyện, truyện ông thánh Ignacio thì Đắc Lộ còn thêm: hát truyện làtruyẹn hát (cantio, nis). (Nguyễn Du, truyện Kiều, Hà Nội 1973; Đoạn trường tân thanh, Kim Vân Kiều tân truyện, Kim Vân Kiều truyện, Truyện Thúy Kiều - Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Hà Nội, 1934).
(11).
Lễ, tế lễ (sacrifico, are); xem lễ thánh, ngày lễ lạy, giữ lễ nhít (servare Dominicum diem).
Mãu, mẹ:
1. từ mãu, mẹ sinh đẻ.
2. kế mãu, mẹ ghẻ.
3. đích mãu, em mẹ đã nuôi ngày sau.
4. dưởng mãu, mẹ nuôi, mẹ mày.
5. giã mãu, mẹ đã lấy chồng khác, mà còn nuôi con.
6. thứ mãu, bvợ mọn cha. 7. xiiết mãu, mẹ còn nuôi con, khi chàõ đã tlốn đi.
8. nhũ mãu, bvú.
đức mãu (mẹ nhà chúa nhà vua).
rứt thánh mãu đức Chúa bà Maria.
Nên chú ý, tất cả lời cắt nghĩa đều là của Đắc Lộ.
Mối (articuli aut capita librorum, đoạn hay chương sách). Phúc có bảy mối (capita virtuum septem sunt praeci- pua) cf. thương người có 14 mối, bảy mối tội đầu, cải tội bảy mối.
Thấy dân rét mướt. g
ĩ-mT ấh ơâg rét mướt nảh êà tgôi giữ mối giường.
(Bài thơ dệt vải, Lê Thánh Tôn ?)
. giường: dây cái trong cái lưới.
. mối: đầu chỉ; cái khởi đầu, cái duyên do.
Đôi ta như chỉ trong vòng Phân chia đặng mối trong lòng còn ghi C.D.
Buồn trông con nhện chăng tơ, Nhện ơi nhện hỡi chờ mối ai C.D.
Quay tơ phải giữ mối tơ Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh.
THAY LỜI KẾT
Con người Đắc Lộ
Tới đây, sau khi đã nói tới sự nghiệp lớn lao của Đắc Lộ trong ba việc: hình thành Giáo hội công giáo Việt Nam, hiểu biết con người và đất nước Việt Nam, hình thành chữ quốc ngữ, chúng tôi thấy rất mến con người Đắc Lộ, rất giản dị, chất phác, nhiều khi như ngây ngô, nhưng cũng rất mực sâu sắc. Ông ra vào cửa công, quen thân với đủ hạng người, từ vua chúa quan quyền tới hàng thứ dân, bao giờ ông cũng được người ta quí mến. Một người có một sức khoẻ dồi dào, khi thấy ông vượt biển mấy lần, đi bộ, đi sông, đi biển và mê say làm việc truyền giáo. Là một người hoạt động luôn luôn trên đường giảng dạy, nhưng cũng là con người học hỏi tinh tường cặn kẽ, lại là một nhà viết sách viết văn. L. Cadière đã vhến tăấ. Lh Àadière cãnnnậh ihấy như vậy và còn ngciênh chân dung Đắc Lộ, chân dung một nhà nho, một Kẻ Sĩ, một nhà hiền triết phương đông, dựa theo chân dung M. Ricci (Lợi Mã Đậu), linh mục Dòng Tên người Ý tự xưng là Tây Sĩ, một "nhà nho" Tây phương đến với các nho sĩ Trung Hoa. Và chân dung Ricci cũng dựa theo lối ăn mặc các nho gia Tàu, theo chân dung ông Thày của mình, đức thánh của mình, là Khổng Tử. Vậy đây là một bậc Thày, một bậc thánh, một ân nhân mà chúng ta mừng 400 năm sinh nhật (1593-1993), một người đã để lại cho người Việt Nam chúng ta một câu nói lưu truyền: "Xác tôi rời bỏ Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng thực ra lòng tôi vẫn quyến luyến cả hai và tôi chắc không bao giờ lòng tôi lại quên được hai xứ ấy" (Hành Trình và Truyền Giáo).
Bia kỉ niệm
Ngày thứ năm 29 tháng 5 năm 1941, ở Hà Nội đã làm lễ khánh thành bia kỉ niệm Đắc Lộ ở đường Francis Garnier, nay là phố Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Hoàn Kiếm, dưới sự chủ tọa của toàn quyền Decoux có ban tổ chức gồm các ông Pierre de Feyssal, Ngô Tử Hạ, Nguyễn Văn Tố, Paul Bouchet. Theo Đỗ Quang Chính thì bia này đã bị hạ vào năm 1957. Năm 1983 khi chúng tôi về Hà Nội quả thực không còn bia, nhưng còn mái che bia. Tới năm 1986 thì không còn mái nữa và ở đây đã có một đài quyết tử quân, nếu chúng tôi không lầm. Tại Saigòn trước 1975 có một con đường Alexandre de Rhodes, nhưng sau đã biến mất.
Trong đời một con người, thường có những nhiệt tình đưa tới lầm lỗi. Vậy có nên trả lại cho Đắc Lộ hai cái vinh dự chính đáng kia không? Chúng tôi được biết năm 1960, ở Saigòn bộ Văn Hóa và Viện Khảo Cổ đã tổ chức húy nhật 300 năm giáo sĩ Đắc Lộ (1660-1960). Thế nhưng ở Hà Nội, người ta tỏ ra rất bất bình và cho chúng tôi làm công việc thuộc ngành tâm lí chiến. Tờ Nghiên Cứu lịch sử số 63 tháng 6 năm 1964 đã lên tiếng chỉ trích nặng lời. Người ta cho chúng tôi là "xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chân lí khoa học". Bài của hai ông Hoàng Văn Lân và Đặng Huy Vận khá gay gắt.
Thế nhưng, theo nhận xét của chúng tôi thì người ta cũng đã uốn nắn lại tư duy. Chưa biết ai đã xuyên tạc lịch sử, chân lí khoa học. Những bài viết về Đắc Lộ, về Maiorica đã được giới văn học để ý. Và nhất là ở Saigòn, với sự cộng tác của các nhà văn học như Đỗ Quang Chính, Thanh Lãng, người ta đã thấy đâu là sự thực lịch sử, đâu là chân lí khoa học. Từ điển văn học
Thế nhưng Đắc Lộ với ba cuốn Khái Luận Việt Ngữ, Phép Giảng Tám Ngày và Từ điển Việt Bồ La (1651) vẫn bị loại ra không được ghi nhận trong Từ điển Văn học, 2 tập, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội ấn hành năm 1983.
Hôm nay nhân ngày chúng ta, một nhóm người ở Giáo Xứ, mừng kỉ niệm 400 năm sinh nhật Đắc Lộ (1593-1993) và nhắc nhở tới thân thế và sự nghiệp của giáo sĩ, chúng tôi có một nguyện vọng là Ban Biên tập Từ điển Văn học lần tái bản, đưa Đắc Lộ với ba tác phẩm của ông vào Từ điển Văn học. Không là cách ghi công ơn của Đắc Lộ mà là tôn trọng chân lí khoa học và sự thực lịch sử như hai tác giả bài biên khảo trong Tạp chí lịch sử nói ở trên, đã hơn một lần nhấn mạnh.
Lịch sử văn học Nga đã bắt đầu bằng những sách phụng vụ và Kinh thánh viết bằng thứ chữ do một nhà truyền giáo người Hy lạp miền Thessalonique, sáng chế ra từ tự mẫu Hy lạp, ngày nay vẫn gọi là tự mẫu cyrillique, bởi tên nhà truyền giáo đó là ông thánh Cyril, thế kỉ 10. Văn học Việt Nam không bắt đầu bằng chữ quốc ngữ vì chúng ta đã có chữ nôm, nhưng lịch sử chữ quốc ngữ trong đó có lịch sử ngữ pháp học, lịch sử từ điển đã bắt đầu bằng những bài viết của các giáo sĩ truyền giáo và đặc biệt của Đắc Lộ với ba tác phẩm in năm 1651. Chúng ta không có mặc cảm, trái lại là khác. Chúng tôi tin vào trí sáng suốt và óc khoa học của những nhà làm công tác văn học.
Đắc Lộ là người của chúng ta, người con tinh thần của Đất Nước chúng ta, người đã để lại cho chúng ta, ngoài các tác phẩm khác, có ba cuốn đặt nền tảng cho chữ viết của chúng ta ngày nay, gọi là chữ quốc ngữ. Viết xong ngày 11-03-1993
Nguyễn Khắc Xuyên.
------------------------------------------------------------
CHÚ THíCH
(1). "Câu truyện các nữ tu đã làm cho bà đau đớn khôn tả, và bà rất mực quí mến, đến nỗi bà không sao rời bỏ các nữ tu được. Để cho nhẹ bớt những tâm tình nhớ thương, sau lúc li biệt vội vàng thì bà muốn được một bộ áo dòng, để cho khi bà nhắm mắt lìa đời, bà được khâm liệm trong tấm áo đó. Các nữ tu vui lòng nhận tặng bà với tất cả bằng chứng về sự thương yêu tương hỗ, rồi các bà từ biệt nhau sau những cái hôn thánh thiện và tất cả những sự trỚuvm nấc a tình bác ái toàn vẹn, rồi ngày sau đó, các nữ tu bỏ về hải cảng Đà Nẵng" (De Rhodes, Tường Trình về Đàng Trong).
Trong Hành Trình, Đắc Lộ viết câu truyện này và thêm một vài chi tiết: "Còn bà Maria, bà dì của chúa, bà đã tới đón họ trong một chiếc thuyền đậu thật xa bến. Bà tỏ tình, quyến luyến và tặng nhiều quà. Bà rất trọng tấm áo dòng của các nữ tu. Còn các nữ tu thì tạm tặng bà một dây thắt lưng bằng thừng chão, và hứa sẽ gửi biếu sau một áo dòng. Và thực ra các nữ tu đã trung thành giữ lời hứa khi tới đất Phi Luật Tân".
(2). "Khi tôi đến từ biệt ông, thì tôi rõ ràng tỏ tâm tình tôi giữ trong lòng và thấy ông đã tới tuổi thọ bát tuần và hơn nữa, thế nhưng tới nay, vẫn trì hoãn, chưa theo đạo là đàng thật, đàng độc nhất cứu rỗi đời đời; bà vợ cũng hết sức sốt sáng khuyên dụ ông xin chịu phép thánh tẩy. Tôi nhận được lời từ lâu mong đợi, là ông tự nguyện trao thân trong tay tôi và tôi tùy ý dạy đạo cho ông. Thế là tôi bắt đầu giảng mấy điều chính yếu trong đạo, nhưng phải tỏ cho ông biết những việc phải làm, những điều phải nhận khi thành Kitô hữu...".
Sau khi viên cựu trấn thủ có bà vợ công giáo này từ chối, thì Đắc Lộ viết cảm tưởng như sau:
"Tôi đành để ông trong tình trạng khốn đốn và rất tiếc, chỉ bắt ông tự tay viết những tên thánh Jesu Maria và khuyên ông nên luôn cầu khẩn các ngài giúp đỡ. Tôi mong rằng Thiên Chúa sẽ thương ông khi cần, dựa vào sự cần mẫn và săn sóc liên tục của bà vợ rất lành thánh, bà coi sự hèn nhát của ông như một nhát dao đâm vào lòng bà".
(3). Như vậy về viên quan trấn thủ Quảng Bình, Đắc Lộ chỉ nói tới có một lần với sự dè dặt cần phải có, còn Saccano thì quả quyết hơn, vì việc xử hai giáo dân xảy ra vào thời Saccano đang hoạt động ở Đàng Trong. Sử của chúng ta nói nhiều hơn về quan trấn thủ Quảng Bình này.
(4). Thí dụ về động từ khi chúng ta viết: tôi iêo, mày iêo, nó iêo, chúng tôi iêo, chúng bay iêo và chúng nó iêo, thì vẫn chỉ một chữ iêo cho cả ngôi, số ít, và số nhiều. Cả thảy lập lại nguyên hình chữ iêo. Trong kêi đì ở La ngữ thì theo thứ tự, động từ amare thay đổi, lần lượt như sau: amo, amas, amat, amamus, amatis và amant. Nực cười hơn khi Đắc Lộ lấy thí dụ về biến cách của danh từ: số ít và số nhiều:
Nominatif: thàng nầy Puer
những thàng nầy Pueri.
Génitif : cha thàng nầy Pueri
cha hai thàng Puerorum.
Datif : cho thàng nầy áo Puero
cho nón ba thàng Pueris.
Accusatif : kêo thàng nầy Puerum
dạy các thàng Pueros. Vocatif : ơ thàng kia Puer
ơ bốn thàng kia Pueri.
Ablatif : bỡi thàng kia Puero
bỡi các thàng Pueris. (tr. 11)
Trong tiếng Việt, chữ thàng ở số ít số nhiều trong sáu cách đều không thay đổi, trong khi đó chữ "puer" Latinh ở sáu cách số ít và sáu cách số nhiều đều thay đổi, hai lần sáu mười hai.
(5). Về phụ âm thì đương nhiên có Bêta như đã bàn giải trong Khái luận, có phụ âm kép BL, ML và TL. Riêng về chữ i, Đắc Lộ nghiêm chỉnh theo mấy nguyên tắc đã đưa ra trong Khái luận và viết: theo í, chúa í, có í, bvưng í, chúa í tứ, biết í, mạc í, tlái í, rất thánh í, theo í riêng, giúp í, một í, chảng có í...
Nói tóm lại, cho tới nay, người ta thường cho chữ quốc ngữ của Đắc Lộ chưa hoàn toàn, còn chập chững, còn thiếu sót cần được bổ túc và làm cho hoàn chỉnh. Chúng tôi không từ chối lập luận này, vì vạn sự khởi đầu nan, bước đầu đương nhiên còn có vấp váp. Nhưng nếu đặt lại vấn đề thì thấy rằng lớp giáo sĩ tới Đàng Trong từ 1615 và sau đó, những Buzomi, De Pina, Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luis, họ đã phải đương đầu với một thứ tiếng khá phức tạp, về cách phát âm như giọng Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, và họ đã dò dẫm để phiên âm cho đúng hết sức. Nếu nghĩ như thế thì chữ quốc ngữ ghi trong Phép giảng cũng như trong Từ điển có một giá trị vô song lưu lại cho hậu thế. Và chúng tôi đã cân nhắc lời lẽ của chúng tôi và như chúng tôi sẽ còn nói tới sau, khi đề cập tới cuốn Từ điển.
(6). Về lịch sử Trung Hoa, Đắc Lộ đặc biệt để ý tới hai sự việc rất mực quan trọng. Một là hai lần ông nhắc tới vụ Tần Thủy Hoàng. chữ Tần ông ghi ông vua Trung Hoa đốt sách Khổng Tử, ở chữ khanh là chôn ông viết vua Tần đốt sách chôn học trò: "Tần phần thư khanh nhu". Thứ hai, hai lần ông nhắc tới vua Hán Ai Đế, hay Hán Minh đế thuộc nhà Hán: vào thời ông vua này chúa Jêsu ra đời. Thế là như Phúc âm đã nói tới thời Xêsarê Augustô thì Đắc Lộ đặt để Chúa giáng trần vào thời vua Trung Hoa này.
(7). chữ vệ, tứ vệ, một lần nữa, Đắc Lộ lại cắt nghĩa "tứ vệ là lính của vị có tước hiệu là vua trống không, và được gọi là bvua, nhưng không có quyền cai trị vương quốc".
(8). Khi giáo sĩ Buzomi đến nước ta 1615, ở Đàng Trong người ta đã dùng chữ đạo để nói về tôn giáo mới. Nhưng thuở ban đầu, còn vụng về nên đã gọi đạo là đạo Hoa Lang, hoặc dân gian quần chúng gọi là đạo Hoa Lang, Phép giảng viết là đạo Pha Lang, còn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa thì ghi là Phất Lang. Cả ba danh từ này đều có ý chỉ người Bồ, mặc dầu theo lịch sử thì nó dịch từ chữ Francia tức Phalangsa (Pháp). Như vậy là đạo người Bồ. Do đó mới có câu bất hủ Borri ghi lại: "Con gnoo có muón vào trong lòng Hoa Lang chăng", sau đổi thành: "con nhò có muốn vào đạo christiang chăng?". Từ điển Đắc Lộ viết rất sâu sắc khi định nghĩa hay giải nghĩa chữ đạo. Ông viết: "đạo, lex, legis; bổn đạo, bản đạo: legis eiusdem affectae, inter Christianos pro christianis usurpatur". Đạo ở đây không phải là đàng, nhưng là qui luật, là hiến chương, là cương lĩnh, cương chỉ cho đời sống. Hơn nữa Đắc Lộ dùng chữ "usurpatur" có nghĩa là dùng, nhưng cũng có nghĩa là chiếm đoạt (usurper). Nếu không "chiếm đoạt" thì sao lại có những câu nói Từ điển ghi lại như: Chịu đạo, giữ đạo, bỏ đạo, vô đạo, mến đạo, mạnh đạo, yếu đạo, giữ đạo, giảng đạo, dạy đạo, mở đạo.
Mặc dầu Đắc Lộ viết "dùng giữa người Kitô hữu cho người Kitô hữu"; không chiếm đoạt thì sao về sau này trong dân gian có những cụm từ: đi đạo đi đời, đi giáo đi lương, theo đạo, bắt đạo để chỉ Kitô giáo?
(9). Chúng tôi xin mở ngoặc để suy nghĩ thêê ềgcặữ mụ này. Đắc Lộ cho hai nghĩa: 1. mụ chỉ người cógtĩổ:.1T íụdc:ỉơnmư iic ỡu.i2 hế ụh m đụck a hỡi. 2. Nếu thêm đức như đức mụ thì chỉ cô, dì - có thể là thím - La ngữ là "amita" (về phía họ nội). Pgọi người có tuổi và bậc quyền quí là đức mụ và nhất là các cô, dì, thím của chúa Đàng Trong (Đàng Ngoài) và chúng tôi nghĩ tới bà Minh Đức đã nói ở trên - Ngày không xa đây, ở Huế, người ta có từ mệ, các mệ.
(10). Hai vị đại thánh lập hai dòng lớn cũng được nói tới trong Từ điển: dàõ, dàõ họ, dàõ dõi, dàõ nước, dàõ oũ thánh Chico (familia Sancti Francisci); truyẹn (historiae cantiones, truyện, vãn?); truyẹn oũ thánh Ignacio (vita Sancti Ignatii).
Nhân lời Đắc Lộ định nghĩa chữ truyện là "historiae cantiones" (ca hát truyện), chúng tôi nghĩ tới chữ dùng để nói truyện Kiều, truyện thơ để hát, để ngâm "vần thơ góp nhặt dông dài, mua vui cũng chỉ một vài trống canh". Hơn nữa sau khi đã cắt nghĩa chữ truyện, truyện ông thánh Ignacio thì Đắc Lộ còn thêm: hát truyện làtruyẹn hát (cantio, nis). (Nguyễn Du, truyện Kiều, Hà Nội 1973; Đoạn trường tân thanh, Kim Vân Kiều tân truyện, Kim Vân Kiều truyện, Truyện Thúy Kiều - Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Hà Nội, 1934).
(11).
Lễ, tế lễ (sacrifico, are); xem lễ thánh, ngày lễ lạy, giữ lễ nhít (servare Dominicum diem).
Mãu, mẹ:
1. từ mãu, mẹ sinh đẻ.
2. kế mãu, mẹ ghẻ.
3. đích mãu, em mẹ đã nuôi ngày sau.
4. dưởng mãu, mẹ nuôi, mẹ mày.
5. giã mãu, mẹ đã lấy chồng khác, mà còn nuôi con.
6. thứ mãu, bvợ mọn cha. 7. xiiết mãu, mẹ còn nuôi con, khi chàõ đã tlốn đi.
8. nhũ mãu, bvú.
đức mãu (mẹ nhà chúa nhà vua).
rứt thánh mãu đức Chúa bà Maria.
Nên chú ý, tất cả lời cắt nghĩa đều là của Đắc Lộ.
Mối (articuli aut capita librorum, đoạn hay chương sách). Phúc có bảy mối (capita virtuum septem sunt praeci- pua) cf. thương người có 14 mối, bảy mối tội đầu, cải tội bảy mối.
Thấy dân rét mướt. g
ĩ-mT ấh ơâg rét mướt nảh êà tgôi giữ mối giường.
(Bài thơ dệt vải, Lê Thánh Tôn ?)
. giường: dây cái trong cái lưới.
. mối: đầu chỉ; cái khởi đầu, cái duyên do.
Đôi ta như chỉ trong vòng Phân chia đặng mối trong lòng còn ghi C.D.
Buồn trông con nhện chăng tơ, Nhện ơi nhện hỡi chờ mối ai C.D.
Quay tơ phải giữ mối tơ Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh.