Bliss
Hạnh phúc tuyệt vời, cực lạc, vui mừng khôn sánh, vinh diệu, hạnh phúc thiên đàng. (Từ nguyên Anglo-Saxon bliss, bà con, Anglo-Saxon bl_the, thanh thản.)

Blondelianism
Triết thuyết “thiêng liêng” của Blondel (1861-1949). Ông tập trung phân tích ý nghĩa hoạt động của con người. Thật là lý tưởng khi hành động của con người có ý thức về mục đích hành động, vốn liên quan đến Chúa. Hành vi con người càng hoàn hảo hơn khi con người ý thức về điều mình đang làm. Triết thuyết Blondel ảnh hưởng đặc biệt đến trường phái Tân Thomas.

Blood Of St. Januarius
Máu thánh Januarius. Là thánh tích nổi tiếng của thánh Januarius tại nhà thờ chính tòa Naples, Ý. Máu của thánh tử đạo này (tử đạo khoảng năm 305), được giữ trong lọ thủy tinh, hóa lỏng khoảng 18 lần mỗi năm, khi thánh tích được trưng bày và đặt gần đầu của thánh nhân. Không có giải thích tự nhiên nào về hiện tượng này.

Blue
Màu xanh dương, áo lễ xanh dương. Màu này không còn được xem là có tính phụng vụ, nhưng được sử dụng trong một số nghi lễ tôn giáo vào một số thời điểm. Màu này nói lên sự kiên định, trung thành, chân thành và khát vọng. Đây là màu đặc biệt liên kết với Đức Trinh Nữ. Một đặc miễn của Đức Giáo hoàng đã cho phép một số giáo phận dùng áo lễ màu xanh dương thay vì áo lễ trắng trong ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Nước Mexico và Lourdes ở Pháp hưởng đặc miễn này. Ngày nay nhiều áo lễ trắng trang trí màu xanh được sử dụng trong các thánh lễ kính Đức Mẹ.

Blue Army
Đạo binh Xanh. Đạo binh Xanh là một tổ chức được thành lập năm 1946 để cầu nguyện và làm việc hy sinh, nhằm xin cho nước Nga trở lại và cho hòa bình thế giới. Hội này đáp ứng một trong các mệnh lệnh của Đức Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha, năm 1917, khi Đức Mẹ khuyên siêng năng lần chuỗi và hãm mình cầu nguyện cho người có tội sám hối. Đạo binh Xanh được thành lập sau khi Đức giáo hoàng Piô XII tận hiến thế giới cho Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ năm 1942.

Blue Laws
Luật lệ xanh. Các luật cấm rất nghiêm khắc ảnh hưởng việc sống đạo đức, bắt nguồn từ các tín hữu Thanh giáo ở Anh. Từ ngữ “Xanh” có lẽ liên quan đến các tín hữu ngoan đạo, vì họ được xem là “Xanh thật sự”.

Boat
Bình hương. Chiếc bình có dáng con tàu chứa đựng hương trước khi hương được đổ vào bình xông hương hoặc lư hương.

Boaz
Boaz. Một người giàu sang và có thế lực tại Bêlem, biết quan tâm nhân ái đến các người làm công của mình và có cảm thức mạnh mẽ về trách nhiệm gia đình. Bà Ruth, vợ góa của ông Mahlon, đến làm việc trong cánh đồng của ông và ông bị hấp dẫn bởi sắc đẹp của bà. Hai người cưới nhau và bà sinh cho ông một con trai tên là Obed (Ruth 2, 3, 4). Sau này lớn lên, Obed kết hôn và sinh ra Jesse, tổ tiên của Đức Giêsu (Mt 1:5-6).

Bodily Immortality
Thân xác bất tử. Đây là sự miễn ốm đau và chết chóc mà ông Ađam và bà Evà đã hưởng trước khi Sa ngã. Đặc ân này cũng truyền lại cho con cháu. Bởi vì con người chết tự nhiên về thân xác, nên đặc ân trên là ngoại nhiên. Nó trao khả năng không phải chết. Mục đích là giúp lòai người sử dụng tốt hơn ơn thánh hóa trong việc phụng sự Chúa.

Bodily Resurrection
Thân xác sống lại. Đây là sự kết hiệp giữa linh hồn mỗi người và thân xác người ấy vào ngày tận thế. Đức Kitô dạy về sự sống lại từ kẻ chết (Mt 22:29-32; Lc 14:14; Ga 5:29, 6:39-40, 11:25), và các thánh Tông đồ rao giảng tín lý này như một mầu nhiệm chủ chốt của đức tin Kitô giáo (I Cr 15:20; Kh 20:12). Niềm tin vào thân xác sẽ sống lại được tuyên xưng trong mọi tin Tin kính cổ. "Con người sẽ sống lại với thân xác y như thân xác hồi họ còn sống, mặc dầu tiến trình sống được thực hiện một cách khác. Hiện nay họ chết, nhưng rồi họ sẽ bất tử…Nhưng họ sẽ vẫn có thân xác y nguyên và là những cá nhân y như trước kia. . . Họ không mang một thân xác siêu phàm hoặc thần linh. Thân thể họ vẫn là thân thể con người thật sự, mặc dầu họ được hưởng sự bất tử đến từ quyền năng của Chúa, giúp họ chỉ huy thân xác mà sự hủy hoại không thể vào được”. (Thánh Thomas, Compendium Theologiae, 155).

Bodmer Codex
Bộ văn bản Bodmer. Đây là bản viết tay Tin mừng theo thánh Gioan bằng tiếng Hy Lạp, viết tại Ai Cập trước năm 200, gồm có 154 trang. 14 chương đầu được viết đầy đủ, trong khi các chương còn lại chỉ được viết từng trích đọan mà thôi. Cùng với các bản văn trên giấy cói Beatty, bộ văn bản Bodmer này khẳng định bản văn Tân ước là cổ nhất so sánh với bất cứ chủ đề nào hoặc lĩnh vực nào khác. Đây là bản chép tay xưa nhất và dài nhất của một phần sách Tân ước. Bộ văn bản trên được xuất bản năm 1956, và gọi theo tên của người chủ của sách là ông Bodmer, ở Geneva, Thụy Sĩ.

Body
Thân xác, thân thể, xác. Là phần vật chất có tổ chức của con người và được linh họat bởi linh hồn thuần lý của con người. Theo giáo huấn của Công đồng chung Vienne, linh hồn thuần lý và trí hồn là có thực, và bởi bản chất nó là mô thức của thân xác người (Denzinger 902). Do đó, xác và hồn hiệp nhất trong một bản thể và một bản tính.

Body Of The Church
Thân thể Giáo hội, cộng đòan Giáo hội. l.à cộng đòan có tổ chức và hữu hình của các tín hữu. Vì Chúa Thánh thần là linh hồn của Giáo hội, nên mọi thành phần dân Chúa trên Trái đất này là thân thể Giáo hội. Một trong các hệ quả của việc này là bất cứ ai ở ngòai thân thể Giáo hội không thể tham dự vào sự sống ân sủng đến với Giáo hội từ Chúa Thánh thần.

Bogomiles
Tôn phái Bogomiles. Đây là một giáo phái nhị nguyên và lạc giáo, một nhánh của lạc giáo Cathar. Lúc ban đầu họ dạy tại Bulgaria, trong nửa đầu thế kỷ thứ 10, nhưng dần dần ảnh hưởng của họ lan truyền tới Tiểu Á và vùng Balkan. Cuối cùng họ sáp nhập vào Hồi giáo. Họ tin vào một Chúa trời cao là Cha, và có con là Satanaël nổi lọan và bị đuổi khỏi thiên đàng. Satanaël sáng tạo thế giới và ông Ađam, nhưng kể từ khi Chúa Cha cho Ađam một linh hồn, con người thuộc về Chúa và về Satan. Satan cám dỗ bà Evà và bị trừng phạt bằng cách bị tước hết quyền sáng tạo, không được giao phó việc cai trị thế giới nữa. Và khi con người cảm thấy ngày càng bị lệ thuộc quyền của Satan, Chúa gửi người con thứ hai là Giêsu đến dưới hình một con người thật sự. Sau khi chiến thắng Satan, Giêsu trở về trời và để mọi tạo vật ở lại trần gian, và Chúa Thánh Thần thực hiện công việc của Ngài nơi những người phái Bogomiles, là những Kitô hữu đích thực duy nhất, và họ sẽ được biến thành các thân xác siêu thóat khi chết. Ngòai việc chối bỏ phần lớn sách Cựu ước, họ cũng chống lại việc rửa tội trẻ nhỏ, rửa tội bằng nước, phép hôn phối, Chúa Hiện diện thật sự trong bánh rượu, và mọi tranh tượng và kinh nguyện, ngọai trừ Kinh lạy Cha.

Bollandists
Các học giả Bolland. Các học giả Bolland là một nhóm học giả dòng Tên ở Bỉ chuyên sưu tập Acta Sanctorum (Hạnh các thánh). Nhóm được gọi tên theo tên của John van Bolland, người biên tập đầu tiên của các sách này (1596-1665). Ý tưởng xuất bản Hạnh các thánh kèm theo lời bình luận là của Heribert Rosweyde (1569-1629), tuy nhiên ông qua đời trước khi bất kỳ cuốn truyện thánh nào được xuất bản.

Bolshevism
Chủ nghĩa Bônsêvíc. Từ ngữ này phái sinh từ chữ Nga bolshinstvo (đa số) và lúc ban đầu được dùng để chỉ phe tả cực đoan trong đảng Cộng sản. Mục đích được tuyên bố của chủ nghĩa Bônsêvíc là lật đổ các chính quyền hiện hữu và thay thế bằng chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo độc tài của chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa này đã nhiều lần bị lên án đích danh trong các văn kiện giáo hòang. Đức Giáo hòang Piô XI tuyên bố: “Chúng tôi vạch trần các sai lầm và các sách lược tàn bạo của chủ nghĩa Bônsêvíc và chủ nghĩa Cộng sản vô thần” (Thông điệp Divini Redemptoris, III, 25).

Bona Fide
Thiện ý, thực tâm, thực lòng. Thiện ý có nghĩa là nói về các hành vi, vốn có thể bị hiểu lầm khách quan hoặc sai lầm, nhưng nói với ý tốt và không đáng tội; cũng được dùng để mô tả sự trung thực hoặc thực lòng.

Bonaria, Our Lady Of
Đức Mẹ Bonaria. Là một đền thờ ở Cagliari, đảo Sardinia (Ý), được cung hiến cho Đức Mẹ là Nữ vương mọi Thủy thủ. Theo truyền thuyết, Cagliari từng là nơi nhiễm bệnh sốt rét nặng. Một tu sĩ cao niên tiên đóan là tên thành phố sẽ được đổi thành Bon-aria thay cho tên cũ "bad-air" (không khí xấu). Lời tiên đóan trở nên hiện thực vào ngày 25-3-1370 khi một tàu thủy chất đầy hàng hóa bị giạt vào bờ trong cơn bão lớn. Tàu phải vứt bỏ nhiều hàng hóa, trong đó có một tủ nặng nay còn được lưu giữ trong khu vực nhà thờ chính tòa. Khi chiếc tủ này rớt đụng mặt nước biển, cơn bão liền ngớt ngay; mặc dầu tủ này nặng, nhưng nó không chìm mà giạt vào bờ gần nhà thờ chính tòa, và tại đó các linh mục phát hiện rằng chiếc tủ chứa một tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Hài đồng rất đẹp. Chúa Hài đồng cầm một quả cầu ở bàn tay trái, và vươn ra để nắm lấy cây nến đứng trên mô hình con tàu đang được Đức Mẹ cầm. Tượng chỉ chính xác hướng gió mặc dầu nó ở trong một căn phòng không có gió. Đức Mẹ Bonaria được Đức giáo hòang Piô X công bố là Bổn mạng của đảo Sardinia, và một nhà thờ chưa hoàn tất sau đó được nâng lên hàng tiểu vương cung thánh đường bởi Đức giáo hòang Piô XI. Ngày 24-4-1970, Đức giáo hòang Phaolô VI đến thăm đến thờ nổi tiếng này và cử hành thánh lễ ngòai trời, nói chuyện với khách hành hương về nhu cầu sùng kính Đức mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

Bond
Dây hôn phối, hôn hệ. Dây hôn phối, đặc biệt sự kết hợp không thể thay đổi trong bí tích hôn nhân mà không quyền bính nhân lọai nào có thể tháo gỡ được. (Từ nguyên Middle-English bond, dây, vật làm cho chặt hơn.)

Book
Sách, sổ. Sách là một biểu tượng của việc dạy, học và viết. Được ghi chữ bằng nhiều cách khác nhau, cuốn sách được nhiều vị thánh mang theo để nói lên học vấn uyên bác về đường thiêng liêng của các ngài. Các thánh sử Mátthêu, Marcô, Luca và Gioan được trình bày trong các thế kỷ đầu là đang cầm sách hoặc giấy cuộn; thật ra, đó là các biểu tượng đầu tiên của các vị. Cuốn sách mở tượng trưng cho việc dạy tín lý, và thánh Phaolô thường được trình bày đang cầm cuốn sách mở hoặc cuộn giấy mở. Các thánh Cyril thành Jerusalem, thánh nữ Brigit Thụy Điển, thánh Ignatius Loyola, và thánh nữ Teresa thành Avila cũng thường được trình bày như thế, bởi các lý do rõ ràng các ngài là Đấng sáng lập Dòng và là thầy dạy lời Chúa. Thánh Antôn thành Padua và thánh Boniface cùng với Chân phước Bede cũng được trình bày đang cầm cuốn sách, vì đó là một trong các biểu tượng chính của các ngài.

Book Of Kells
Sách Kells. Một bản chép tay có trang trí của các sách Tin mừng bằng tiếng Latinh, được tìm thấy trong một tu viện cũ ở Kells, Ireland. Có lẽ cuốn này được viết vào thế kỷ thứ 8. Hiện nay sách được giữ như là tài sản quý trong thư viện Trường Ba Ngôi ở Dublin. Sách được xem như là một trong các kiểu mẫu tinh tế nhất của nghệ thuật minh hoạ Celtic.

Book Of Life
Sổ trường sinh. Sổ trường sinh là cách diễn tả hình tượng trong Kinh thánh (Kh 21) về sự tiền định. Nó có nghĩa là Chúa biết trước số phận của ngươi Chúa chọn. Trong phẩm tính toàn tri, từ thuở đời đời và một cách không thể sai lầm, Chúa biết người được chọn và người bị mất, nhưng điều này không bao hàm rằng số phận của mỗi ngưởi đã được Chúa định đoạt mà không biết trước công trạng của mỗi người. Sổ trường sinh quy chiếu đến những người sẽ hưởng hạnh phúc muôn đời.

Born Again
Tái sinh, sinh lại. Đây là sự tái sinh thiêng liêng lúc chịu phép Rửa tội, như Chúa Kitô đã truyền lệnh: "Không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi Thánh thần" (Ga 3:5). Từ ngữ “tái sinh” được dùng trong thần học công giáo để mô tả sự thay đổi tinh thần được ơn Chúa tác động, nhờ đó một con người, từ khi được thụ thai trong lòng mẹ và sinh ra trong tội lỗi, được sinh lại thành một tạo vật mới, làm con Chúa và làm người thừa tự của Nước trời. Từ ngữ cũng còn đồng nghĩa với tái sinh siêu nhiên. Trong một số giáo phái Tin lành, “tái sinh” quy chiếu đến một tri thức cảm nghiệm mới trong Chúa Kitô, được trui rèn bởi phép Rửa tội hoặc bởi sự hoán cải đột ngột và bền vững từ kẻ tội lỗi thành một người nhiệt thành phụng sự Chúa.

Borrow
Vay mượn. Vay mượn cái gì đó của ai, với sự hiểu rằng sẽ phải trả lại cho người áy. Trong nguyên tắc luân lý công giáo, người vay mượn thực thi ba nghĩa vụ: chăm lo cẩn thận vật vay mượn; gìn giữ vật theo quy định của hợp đồng hoặc thậm chí theo thoả thuận ngầm; trả lại vật cho chủ trong thời gian hợp lẽ hoặc khi kết thúc thời gian thoả thuận.

Boycott
Tẩy chay. Sự từ chối có ý định vì các lý do chính đáng để bảo trợ một tổ chức kinh doanh, và khuyến khích người khác tham gia vào sự từ chối đó. Theo các nguyên tắc công giáo, việc tẩy chay có thể được biện minh theo luân lý dựa trên các lý do và điều kiện như một cuộc đình công.

B.P.
Beatissime Pater -- Đức Thánh Cha, Trọng kính Đức Thánh Cha.

Bp
Giám mục

Brain Death
Chết phần não. Chết phần não là một hình thức về sự hiển nhiên y học của cái chết thân xác, khi cái chết vỏ não được ghi lại bằng các vạch thẳng dài trên một máy ghi điện não. Đôi khi còn được gọi là chết não hoặc hôn mê không thuận nghịch, nó được dùng để có khẳng định khoa học về cái chết thật sự. Vấn đề liệu các vạch thẳng kéo dài trong thời gian bao lâu trên một máy ghi điện não mới được xem là chết thật sự vẫn đang được tranh cãi, mặc dầu thời gian năm giờ được đề nghị trong trường hợp ghép bộ phận cơ thể. Trên nền tảng đạo đức, còn cần sử dụng các tiêu chuẩn rõ ràng khác nữa để xác nhận cái chết lâm sàng.

Branch Theory
Biệt chi thuyết, thuyết phân nhánh. Đây là lập trường của một số người công giáo ở Anh, khi họ chủ trương rằng Giáo hội duy nhất thật sự của Chúa Kitô bao gồm ba Giáo hội khác nhau, đó là Giáo hội Anh giáo, Giáo hội công giáo, và Giáo hội Chính thống Đông phương. Thuyết này cho rằng các chức linh mục và Giám mục, được chuyển thông một cách hợp pháp và hợp lệ, chỉ có ở trong ba Giáo hội này. Trong khi chấp nhận rằng ba Giáo hội này rất khác biệt nhau ở nhiều mặt, thuyết phân nhánh cho rằng cả ba Giáo hội vẫn hiệp nhất trong các điểm chính yếu. Thuyết nói cả ba phát triển từ một thân thể Giáo hội duy nhất, tức là Giáo hội nguyên thủy được Chúa Kitô sáng lập.

Bread (Liturgical Use)
Bánh, bánh hiệp nhất, bánh lễ. 1. Một yếu tố trong phần dâng lễ của thánh lễ Kitô giáo. Bánh được làm từ bột lúa mì, không có men trong nghi lễ Latinh, hoặc có men trong các nghi lễ khác của Giáo hội công giáo; 2. Một biểu tượng của hiệp nhất, khi hai tấm bánh được trao cho chủ tế ở phần dâng lễ, trong thánh lễ phong thánh hoặc lễ tấn phong một Giám mục, hoặc khi bánh được làm phép lúc dâng lễ được phân phát cho mọi người để ăn tại nhà; 3. Một biểu tượng của sự hy sinh khi bánh được giáo dân đem tới và được làm phép trong thánh lễ chủ nhật của giáo xứ.

Bread (Symbolic)
Bánh thánh. Bánh thánh tượng trưng cho Phép Thánh Thể, nhất là việc bẻ bánh làm nhớ lại hai môn đệ tại Emmaus, là những người nhận ra Chúa Kitô khi “Người bẻ bánh" (Lc 24:30) trong chủ nhật Phục sinh. Thường quy chiếu đến bánh mì ăn để sống, bánh là biểu tượng của nhiều vị thánh nổi tiếng về việc phát bánh cho người đói ăn, chẳng hạn thánh Roch (1295-1378), tu sĩ ăn mày, và thánh nữ Geneviève (422-500), bổn mạng thành phố Paris, thánh nữ Elizabeth nước Hungary (1207-1231), với các ổ bánh mì cất giấu trong áo choàng biến thành hoa hồng khi lòng bác ái của ngài cần giữ bí mật. Các quà tặng của thánh Antôn thành Padua (1195-1231) được mọi người gọi là “chiếc bánh thánh Antôn”, sớm biến thành lương thực cho người nghèo đói.

Breaking Of The Host
Bẻ bánh. Trong phụng vụ, đây là việc bẻ bánh đã làm phép trong thánh lễ. Mục đích việc bẻ bánh, trước tiên là trong thực hành, để cho linh mục dễ dàng rước lễ. Bẻ bánh cũng là một biểu tượng, để qua thân mình Chúa Kitô các tín hữu trở nên một với Người và với nhau.

Breslin, Michael
Michael Breslin. Người chồng yêu dấu của Carole và là cha của Sarah và Teresa. Là người hướng dẫn và người bảo hộ tôi mà tôi rất quý mến, như là quà tặng Chúa trời cao ban cho.

Breviary
Sách nhật tụng, sách Phụng vụ giờ kinh. Là sách phụng vụ chứa phần Thần vụ của Giáo hội công giáo Roma. Trước kia “các giờ kinh” của thần vụ nằm trong các sách khác nhau, chẳng hạn sách Thánh vịnh, sách Thánh thi Thánh ca và sách Bài đọc. Nhưng từ thế kỷ 11, các sách này được bắt đầu kết hợp trong một cuốn mà thôi. Bộ thử nghiệm Phụng vụ các Giờ kinh được in trong bốn cuốn sách. Các sách được chia tùy theo năm phụng vụ: Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh, Mùa Chay và Mùa Phục sinh, chủ nhật thứ nhất đến chủ nhật 17 mùa Thường niên, chủ nhật 18 đến chủ nhật 34 mùa Thường niên. (Từ nguyên Latinh breviarium, bản tóm tắt, tóat yếu.)

Bribery
Hối lộ, đút lót. Sự trả tiền hoặc hứa trả tiền cho một vật có giá trị để tác động một người khác làm theo ý muốn của mình hoặc theo lệnh của mình. Điều này thường nhắm đến người có chức có quyền, nhưng họ hành động vì lợi ích cá nhân hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Giáo hội công giáo dạy rằng hối lộ trong bất cứ dạng nào đều là vô luân lý, trái đạo đức. Tội được chia ngang đều cho mọi tác nhân tích cực, và tội thay đổi tùy theo hòan cảnh nữa. (Từ nguyên Middle-English bribe; từ Pháp cổ bribe, miếng bánh trao cho người ăn mày.)

Brief
Đoản sắc. Một thư ngắn của Giáo hòang do Phủ Quốc vụ khanh (trước kia do Bộ đỏan sắc) sọan thảo và đóng dấu với dấu nhẫn của Giáo hòang. Đỏan sắc là một văn kiện chưa chính thức và thiếu sự trang trọng so với sắc chỉ hoặc trọng sắc.

Brigittines
Dòng thánh Brigit. Dòng tu được thánh nữ Brigit ở Thuỵ Điển (1303-73) thành lập năm 1334 và được chính thức gọi là Dòng Đấng Cứu chuộc chí thánh. Dòng dựa vào luật dòng thánh Augustine, và các tu sĩ Dòng lúc ban đầu được tổ chức thành hai cộng đoàn nam và nữ, sống tách biệt trong một khu vực, nhưng có nhà nguyện chung. Sự sắp xếp này bị loại bỏ từ thế kỷ 16. Cũng còn có Dòng Brigittine Cải tổ và chỉ dành cho nam tu sĩ, chứ không có nữ tu trong dòng này.

Bro
Tu sĩ, Thầy, Sư huynh, Tu huynh, Anh

Brother
Hiền huynh, hiền đệ, Anh em. Một chức danh kính trọng được sử dụng đa dạng trong các văn kiện Toà thánh và tập tục Giáo hội công gíao. Đức Giáo hoàng thường gọi các Giám mục là “các hiền đệ đáng kính”, và trong các dòng tu nam, từ ngữ thường được dùng trong thư từ và diễn văn chính thức. (Từ nguyên Anglo-Saxon brothor; na ná với chữ Latinh frater; từ Hy Lạp phrat_r, thành viên trong cùng một nhóm.)

Brothers
Anh em, Tu huynh, thầy Dòng, thầy trợ sĩ, tu sĩ sinh viên. Lúc đầu từ ngữ về giống loài này có nghĩa là mọi thành viên của một cộng đoàn tu sĩ, nhưng nay thường được dùng để chỉ những nam tu sĩ không có chức thánh hoặc sẽ không nhận chức thánh. Từ ngữ cũng còn áp dụng trong một số tu hội cho các tu sĩ sinh viên chưa thụ phong linh mục.

Brothers' Institutes
Tu hội tu huynh, hội dòng tu huynh. Là các tu hội nam mà các thành viên là đa số hoặc tất cả là sư huynh, họ không là linh mục và không có ý định trở thành linh mục. Có hơn 40 tu hội giáo hoàng như thế trong Giáo hội công giáo.

Bruges
Bruges. Là một địa điểm hành hương trong tỉnh Tây Flanders, nước Bỉ. Nằm không xa quảng trường chợ lớn ở Place du Buorg, thành phố Bruges, là Nhà thờ Máu Châu báu nổi tiếng. Năm 1150, Thierry, bá tước xứ Flanders và là anh hùng trở về từ Cuộc Thập tư chinh lần thứ hai, đem về một lọ nhỏ chứa một giọt máu của Chúa Kitô, mà ông đã tiếp nhận từ tay Đức Thượng phụ thành Jerusalem. Hiện nay thánh tích quý báu này được lưu giữ trong một chiếc bình vàng sang trọng, và được rước kiệu trọng thể qua các đại lộ thành phố vào ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày 2-5 mỗi năm. Rất đông khách hành hương từ khắp thế giới đến Bruges vào dịp này, và nhiêu người đã tham dự cuộc lễ rước kiệu hàng năm trong nhiều thập niên. Bruges cũng có các thánh tích của thánh Basil (329-79), được sùng kính trong một nhà thờ dành kính ngài.

B. Sc..
baccalaureus Scientiarum -- Cử nhân Khoa học.

B.T.
Baccalaureus Theologiae -- Cử nhân Thần học.

Bugia
Bugia, chân đèn nến. Một chân đèn nến xách tay với cây nến thắp sáng, được đặt bên cạnh Giám mục khi ngài cử hành một số nghi thức phụng vụ. Thỉnh thoảng các giám chức khác cũng được trao đặc ân này. Từ Bugia, tiếng Latinh cho Bougie, Algeria, nơi sản xuất sáp ong.

B.U.J.
Baccalaureus Utriusque Juris -- Cử nhân Song luật (luật dân sự và Giáo luật).

Bull, Papal
Sắc chỉ, trọng sắc. Hình thức trang trọng nhất và có trọng lượng nhất của thư giáo hoàng. Danh từ này phái sinh từ chữ Latinh bulla, một ấn chì được cột vào văn kiện này. Sắc chỉ được Đức Giáo hoàng sử dụng khi bổ nhiệm môt Giám mục. Trước đây mọi thư giáo hoàng có tầm quan trọng lớn, trong đó có sắc lệnh phong thánh, đều được gọi là sắc chỉ, nhưng tờ Acta Apostolicae Sedis (Công báo tòa thánh) hiện nay đặt tên khác nhau cho một số thư giáo hoàng.

Bullarium
Thư tập các sắc chỉ. Là các bộ sưu tập riêng tư của các sắc chỉ giáo hoàng và các văn kiện khác của Toà thánh khác. Mức độ quan trọng của các thư tập này cũng chỉ là mức quan trọng của các tài liệu cá nhân. Các thư tập nổi tiếng là thư tập do Cherubini xuất bản năm 1586; "Luxembourg Bullarium" cho là được in tại Geneva (1527-30); "Roman Bullarium" do Mainardi xuất bản (1733-62); và "Turin Bullarium" (1857-85). (Từ nguyên Latinh bulla, cái ấn.)

Thrones
Bệ thần, thượng tòa thần sứ. Đây là các thiên thần thuộc đẳng cấp thấp nhất trong hàng ngũ các thiên thần. Cùng với các thiên thần Seraphim và Cherubim, các vị phục vụ cung điện Vua Trời cao. Do đó, các vị hiếm khi được sai xuống trần gian gặp con người.

Thurible
Bình hương. Là chiếc bình đựng hương đang cháy trong nghi lễ phụng vụ. Bình gồm một thân bằng kim loại có dạng như cái chén để chứa hương và than, với một nắp rời để kiểm soát khói và lửa, và một số dây xích nhỏ giúp ngưởi xông hương lắc bình an toàn mà không làm đổ than và hương ra ngoài. (Từ nguyên Latinh t[h]uribulum, từ chữ t[h]us, [gốc t(h)ur-], hương; từ chữ Hy lạp thuos [đồ thờ] hương, lễ vật đốt cháy, lễ vật.)