Thurifer
Thủ hương, người cầm bình hương. Giáo sĩ phụ trách bình hương trong nghi lễ nhà thờ.

Thursday
Ngày thứ năm. Là ngày thứ năm của một tuần lễ, thường được Giáo hội chọn để tôn thờ phép Thánh Thể, tưởng nhớ Bữa Tiệc ly của Chúa.

Tiara
Mũ ba tầng, Ngọc miện. Là vương miện đội đầu của Giáo hoàng, có trang trí vàng và đá quý, với dáng ba mũ miện nhỏ trùm lên nhau, và một thanh gía ở trên chóp vương miện. Lúc đầu đây là chiếc mũ bình thường giống như mũ bảo vệ vào năm 1130, mũ ba tầng sớm có hình dạng như trong thời hiện đại. Vòng miện đầu tiên tượng trưng chức Giám mục phổ quát của Đức Giáo hoàng; vòng miện thứ hai tượng trưng ưu vị thẩm quyền của Ngài; vòng miện thứ ba tượng trưng ảnh hưởng trần thế của Ngài. Ngọc miện được đặt lên đầu Đức Giáo hoàng trong lễ đăng quang bởi Đệ nhị Hồng y phó tế, với lời đọc của Hồng y: “Xin Ngài nhận chiếc ngọc miện này được tô điểm với ba mũ miện, và hãy biết rằng Ngài là Cha các vua và các hoàng thân, Vị hướng dẫn thế giới và là vị đại diện của Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu chuộc chúng ta”. Mũ ba tầng chỉ được Giáo hoàng đội trong các nghi lễ ngoài phụng vụ mà thôi. Đức Phaolô VI là vị Giáo hoàng cuối cùng đội mũ ba tầng trong lễ đăng quang giáo hoàng của mình.

Time, Ecclesiastical
Thời giờ trong Giáo hội. Là việc tính thời giờ trong Giáo luật. Theo đó, một ngày tròn được tính là 24 giờ liên tục, kể từ nửa đêm; một tuần lễ gồm bảy ngày; một tháng có 30 ngày, và một năm có 365 ngày, trừ phi tháng và năm được chọn lấy cách đặc biệt như có nói trong lịch.

Timidity
Sự nhút nhát, rụt rè. Một tích cách luân lý với đặc điểm là người ta sợ trở nên có liên quan đến tình huống mới hoặc sợ gặp người lạ. Nói cách tổng quát, đây là sự thiếu can đảm khi ngại gặp nguy hiểm, gian khó hoặc rủi ro. (Từ nguyên Latinh timidus, từ chữ timere, sợ hãi.)

Timothy
Timôthê. Là người bạn và là người cộng sự của thánh Phaolô. Mối quan hệ của hai vị thật là gần gũi và thương mến. Thánh Phaolô nói về người trẻ tuổi được bảo trợ của mình như là “người con yêu quý và trung tín” và như ”người con tôi đã sinh ra trong đức tin” (I Cr 4:17; I Tm 1:2). Khi hai vị chia tay tại Ephesus, thánh Phaolô nhớ lại những giọt nước mắt của Timôthê và viết rằng ngài ước ao gặp lại Timôthê để được chan chứa niềm vui (II Tm 1:3-4). Hai vị đã cùng đi với nhau đến nhiều nơi. Tên của Timôthê và tên của Phaolô xuất hiện trong các thư gửi tín hữu Côrintô, Philípphê, Thêxalônica và Côlôxê. Hai vị cũng từng ngồi tù chung với nhau. Trong thư gừi Timôthê, thánh Phaolô liên tục khuyến khích ngài cố gắng nhiều hơn nữa, chẳng hạn “Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh" (II Tm 1:6). Niềm tin cậy của thánh Phaolô vào Timôthê là mạnh mẽ đến nỗi ngài dặt ra một tiêu chuẩn rất cao cho sự thành công sứ vụ của Timôthê. (Từ nguyên Hy Lạp timotheos, tôn vinh thần.)

Timothy, Epistles To
Hai thư gửi Timôthê. Là hai thư của thánh Phaolô gửi cho cộng sự của ngài là ông Timôthê, mà ngài làm cho trở lại trong chuyến truyền giáo thứ hai của ngài. Trong thư thứ nhất, thánh Phaolô cảnh báo Timothê chống lại các tà thuyết, nhất là Ngộ đạo thuyết, và các thói tục luân lý sai lạc. Trong thư thứ nhì, thánh Phaolô khuyên Timôthê hãy trung thành với ơn đã nhận, và hãy chuẩn bị đối phó các gian khó trong đời tông đồ, và chống lại các thầy dạy giả trá.

Tit
Titulus, tituli--Tước vị, danh hiệu; hiệu toà.

Tithe, Biblical
Thuế thập phân (theo Kinh thánh). Một tập tục được quy định trong Bộ Ngũ thư, nói rằng mọi người cần tặng một phần mười tài sản của mình như là phần nộp thuế cho cấp trên. Abraham đã nộp thuế như thế cho Melchizedech (Kn 14). Tuy nhiên, các thành viên chi tộc Levites, do không thừa hưởng phần đất quy định trao cho các chi tộc khác, đã với tư cách là người đại diện Chúa tiếp nhận một phần mười các sản phẩm do đất đai sản sinh ra --kể cả súc vật và gia súc--thuộc các chi tộc Israel khác. Rồi đến phiên mình, họ dâng cho thầy thượng tế một phần mười những gì họ đã nhận. Một phần mười thuế thập phân khác lấy từ việc sản xuất được dùng để tế lễ ở đền thánh (Đnl 14), và sản phẩm của mỗi năm thứ ba dành để phân chia cho thành viên chi tộc Levite và người nghèo. Thuế thập phân là của lễ nhằm nhìn nhận chủ quyền trọn vẹn của Chúa, và diễn tả sự tạ ơn về những phúc lành đã nhận từ Chúa. Mục đích của luật buộc nộp thuế thập phân được nói rõ ràng trong sách Leviticus (Lv 27:30-33).

Tithes
Thuế thập phân. Trong Giáo luật, đây là một phần mười của cải, được quy ra tiền mặt, mà các tín hữu trao tặng để giúp nuôi hàng giáo sĩ và tổ chức nghi lễ tôn giáo. Luật chung của Giáo hội hướng dẫn rằng các luật riêng và tập tục của mỗi vùng có thể xác định thuế thập phân này. Tại nhiều quốc gia, hàng gíao sĩ và các cơ sở công giáo được hỗ trợ bởi các đóng góp tự nguyện chứ không bằng thuế thập phân. (Từ nguyên Middle English tithe, từ ngữ Anh cổ teotha, teogetha, một phần mười.)

Title
Quyền sở hữu, tước vị, danh hiệu, quyền, tước hiệu. Trong luật Giáo hội, đây là quyền sở hữu tài sản Giáo hội hoặc phương tiện sinh sống; tên gọi chính thức, tước vị hoặc chức vụ phục vụ Giáo hội; nền tảng để trên đó một người được truyền chức linh mục, chẳng hạn nền tảng sống nghèo khó cho tu sĩ; tước hiệu của một giáo phận, giáo xư, nhà thờ, đền thờ hoặc bất cứ nơi thờ phượng nào. (Từ nguyên Latinh titulus, sự viết lên trên, nhãn hiệu, danh hiệu.)

Titular Church
Thánh đường tước hiệu. Là một nhà thờ cổ đặc biệt ở Roma, nơi một tân hồng y nhận thẩm quyền khi nhận mũ đỏ. Tên nhà thờ thường được ghi trong danh sách chính thức của các hồng y thuộc Giáo hội công giáo.

Titus
Titô. Một người Hy Lạp được thánh Phaolô giúp trở lại đạo và trở thành một trong những trợ tá tin tưởng nhất và làm việc hiệu quả nhất. Vỉ Titô là người ngoại giáo, thánh Phaolô và Barnabus dẫn ông đến Jerusalem để chống lại luận điểm của người Do thái, là những người cho rằng để trở thành Kitô hữu, người trở lại phải chịu phép cắt bì. Thánh Phaolô “từ chối nhượng bộ dù chỉ là trong chốc lát”, và báo cáo trong chiến thắng rằng Titus không bị ép phải chịu cắt bì (Gl 2:3-5). Thư của Phaolô gửi Titô cho thấy Titô là một người dàn xếp kiên quyết và minh mẫn. Thánh Phaolô để Titô ở lại đảo Crete với chỉ thị dứt khoát là lo hoàn thành công việc tổ chức và đặt các kỳ mục trong mỗi thành (Tt 1:5-9), và nhấn mạnh đến “một sứ điệp không thay đổi của thánh truyền”. Thánh Phaolô thúc giục Titô hãy làm việc này "với tất cả uy quyền” và “không nhượng bộ” (Tt 2:15; 3:8). Vào một dịp khác, khi Titô đại diện Phaolô tại Corinth, ngài chiếm được lòng thương mến và kính trọng của mọi người, nên Phaolô tỏ ra vui mừng về sứ vụ thành công của Titô. (II Cr 8:16-17). (Từ nguyên Latinh titus.)

Titus, Epistle To
Thư gửi Titô. Đây là lá thư của thánh Phaolô gửi Titô, người gốc Antioch trở nên một trong các bạn đồng hành trung thành của thánh Phaolô. Phaolô viết thư này sau khi Titô trở thành Giám mục ở đảo Crete, và chỉ dạy cho ngài về các lạc giáo, nhất là Ngộ đạo thuyết, mà ngài phải chiến đấu, và về các phương pháp tổ chức trong giáo hội. Lá thư được viết khi thánh Phaolô đang trên đường đi về phía Đông, sau khi ngài ngồi tù lần thứ nhất tại Roma.

Tobit, Book Of
Sách Tôbia (Tb). Một sách thứ quy của Cựu ước, không được người Do thái và anh em Tin lành nhin nhận là một phần của Kinh Thánh. Sách kể cuộc đời ông Tôbia, một người Do Thái đạo đức sinh sống ở thành Nineveh trong thời lưu đày, và ông trở nên mù khi đang làm việc bác ái trong tuổi già. Ông sai phái con trai là Tobias đi đòi nợ với chuyến đi dài ngày. Người bạn đồng hành của Tobias, thiên thần Raphael, giải cứu cô Sarah là người thân của gia đình khỏi quyền lực ma quỷ, giúp Tobias đòi được nợ, và ghi toa thuốc để chữa mù mắt cho Tôbia. Bài học đạo đức của trình thuật là nhằm chứng tỏ Chúa luôn trung tín với những ai phục vụ Chúa, và dạy cho biết sự quan phòng đặc biệt của các thiên thần với tư cách là những thừa tác viên trong việc phụng sự Chúa.

Toleration
Khoan dung, dung thứ, khoan thứ, chịu dựng. Khả năng cho phép hoặc chịu đựng trong quan điểm, hành động, hoặc lời dạy vốn khác biệt với ý của mình trong các vấn đề học thuật, chính trị, xã hội, nhất là vấn đề tôn giáo. Trái nghĩa với khoan dung là bất khoan dung, không bao dung, không dung thứ, không nhân nhượng. Công đồng chung Vatican II nói: "Nếu không phương hại đến những đòi hỏi chính đáng của trật tự công cộng, về pháp lý các cộng đoàn tôn giáo phải được tự do để hoạt động theo những quy luật riêng”. Như vậy, Giáo hội công giáo tôn trọng quyền của các cộng đoàn tôn giáo khác hơn chính mình để cùng tồn tại, và "cổ vũ các tu hội trong đó các phần tử cộng tác với nhau để tổ chức đời sống riêng theo những nguyên tắc tôn giáo của họ” (Tuyên ngôn về tự do tôn giáo, I, 4). (Từ nguyên Latinh tolerare, to bear, chịu đựng.)

Tomb Of Mary
Ngôi mộ Đức Mẹ Maria. Đây là nơi an táng nổi tiếng của Đức Mẹ Maria trong thung lũng Cedron, gần Jerusalem. Một số học giả nói rằng Đức Mẹ được chôn cất tại Ephesus, nhưng truyền thống thời sơ khai Kitô giáo cho rằng Đức Mẹ từ trần tại Jerusalem và được an táng gần đó.

Tome Of Leo
Thư Đức Gíao hoàng Lêô Cả. Lá thư tín lý của Đức Giáo hoàng Lêô I gửi năm 49 cho Đức Thượng phụ Constantinople Flavian nói về giáo huấn Giáo hội liên quan ngôi vị của Đức Kitô. Lá thư khẳng định rằng Đức Kitô có hai bản tính, bản tính con ngưởi và bản tính Thiên Chúa, hiệp nhất trong một Ngôi vị của Con Chúa Trời. Hai năm sau, tại công đồng Chalcedon, lá thư này được công nhận với tuyên bố “Thánh Phêrô đã nói qua miệng của Lêô”, để định tín giáo lý công giáo về Nhập thể.

Tongres
Đền thánh Tongres. Đền thánh Đức Mẹ ở Tongres, Bỉ, gần biên giới Đức, một địa điểm hành hương có từ cuộc Thập tư chinh đầu tiên. Tháng 2-1081 một hiệp sĩ bị mù từ chiến trường trở về lâu đài của ông, ông nghe tiếng thiên thần nói, và sáng hôm sau ông tìm được một tượng Đức Trinh Nữ trong vườn nhà ông. Ông cố gắng nhiều lần làm một nhà nguyện nhỏ thích hợp cho Đức Mẹ trong lâu đài, nhưng sau mỗi lần làm xong, ông lại thấy Đức Mẹ trở về nơi xuất hiện ban đầu. Ông liền xây một nhà nguyện ngoài trời và đặt tượng vào đó. Năm 1090 Vua nước Pháp mở cuộc chiến chống người Flemish và đóng trại gần Tongres. Một giọng nói bí mật bảo hiệp sĩ mù hãy giup đỡ nhà vua trong cuộc chiến. Ông cầu xin Đức Mẹ phù hộ ông trước khi lên đường, và ông liền được sáng mắt, và khi quân Flemish nghe nói về phép lạ này, họ rút quân vì sợ, trước giờ khai chiến. Nhiều nỗ lực và tiền bạc đổ ra để làm đẹp và mở rộng đền thánh, vốn trở nên nổi tiếng trong các miền đất Kitô giáo. Đặc biệt người ta tuôn đến đền thánh khi lãnh thổ của họ bị bệnh dịch. Trong cuộc Cách mạng Pháp, tượng nguyên thuỷ được cất giấu để tránh bị phá hoại, và một tượng “bản sao” được trưng trong nhà thờ. Năm 1881 tượng nguyên thuỷ được trao vinh dự lớn với lời giới thiệu đặc biệt của Giáo hoàng.

Tonsure
Phép cắt tóc, dúm tóc, người chịu phép cắt tóc. Từ nhiều thế kỷ, cho đến Công đồng chung Vatican II, phép cắt tóc là dấu chỉ bề ngòai cho bậc giáo sĩ. Một dúm tóc, hoặc đôi khi là một vòng tóc bị cắt, kích thước thay đổi, bị cắt trên đầu người chịu phép cắt tóc. Người chịu phép cắt tóc là một tín hữu đã rửa tội được chịu phép cắt tóc để gia nhập hàng giáo sĩ, với mọi quyền lợi của bậc này, trong một nghi thức của giáo hội. Năm 1972, với tông thư Mysteria Quaedam, Đức Giáo hòang Phaolô VI quyết định rằng “phép cắt tóc sẽ không còn nữa. Giờ đây việc gia nhập hàng giáo sĩ được liên kết với chức Phó tế”. Quy định này áp dụng cho nghi lễ Latinh. (Từ nguyên Latinh tonsura, cắt tóc, từ chữ tondere, cắt tóc, cạo.)

Torah
Ngũ Thư, Lề luật. 1. Ngũ thư là năm quyền sách đầu tiên của Cựu ước: Sáng thế,, Xuất hành, Lêvi, Dân số và Đệ nhị luật; 2. Tòan bộ luật Do Thái được Đức Yahweh mặc khải và do các thầy tư tế, tiên tri và các thầy thông thái giải thích và dạy bảo.

Tosefta
Sách Tosefta. Một phần sách Talmud Do thái (sách Huấn giáo), là sách bổ sung, chứa các đọan văn từ nhiều trường phái tư tưởng khác nhau của người Do thái. Một số học giả tin rằng sách Tosefta thực sự là sách Mishnah nguyên thủy, hoặc bộ luật được thu thập ở Palestine.

Total Abstinence
Kiêng rượu hòan tòan. Là kiêng hoàn tòan rượu bia. Tập tục này được bênh vực mạnh mẽ bởi một số nhà lãnh đạo Tin lành; nhất là John Wesley (1703-91), vì ông cho rằng việc uống rượu bia dưới bất cứ hình thức nào đều là có tội. Giáo hội công giáo không cấm uống rượu bia một cách điều độ, nhưng sự kiêng hòan tòan rượu bia có thể là giải pháp duy nhất cho người có vấn đề kinh niên về chứng nghiện rượu.

Totalitarianism
Chính sách chuyên chế, chế độ cực quyền. Chính sách chuyên chế là một lý thuyết xã hội trao cho Nhà nước quyền hòan toàn kiểm sóat cuộc sống và cách sống của người dân. Chính sách chuyên chế hiện đại là sự phối hợp của năm phong trào vốn là trung tâm của việc thực hành: chủ nghĩa Machiavel, tách biệt luân lý công và luân lý tư; đạo Tin lành, cho phép các hòang thân có quyền phán đóan trên giáo hoàng và các giám mục; thuyết của Comte, ủng hộ phát triển xã hội và sự tổ chức dựa trên quy tắc sinh học chính xác; thuyết Hegel, cho rằng lịch sử là đường đi của Ý tưởng Tuyệt đối qua thế giới và là hiện thân của nước Phổ thế kỷ 19; và chủ nghĩa Marx, thay đổi thuyết duy tâm của Hegel thành thuyết duy vật Cộng sản, và chuyển thể “chủ trương độc tài quân sự” của Hegel thành “chủ trương độc tài của vô sản”. Mọi chế độ chuyên chính trong quá khứ gần đây và hiện nay là sự diễn tả hoặc ít hoặc nhiều của một hay nhiều thuyết xã hội trên đây.

To The Greater Glory Of God
Cho vinh quang Thiên Chúa hơn, Để vinh quang Chúa cả sáng hơn, Để làm rạng danh Chúa. Khẩu hiệu của thánh Ignatius Loyola và Dòng Tên. Khẩu hiệu này thường được viết A.M.D.G., từ các chữ Latinh Ad majorem Dei gloriam.

Toties Quoties
Bao nhiêu lần cũng được, cứ mỗi lần, nhiều lần. Một cụm từ trước đây được dùng cho một số đại xá, vốn có thể được hưởng nhiều lần mỗi ngày, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện của đại xá đó. Giáo huấn hiện nay của Giáo hội nói rằng mỗi ngày chỉ hưởng được một đại xá mà thôi.

Touch
Sự sờ, sự đụng chạm, xúc giác, sự tiếp xúc. Sự đụng chạm thể lý do một trong các giác quan tạo ra, với các cơ quan đáp trả cho sức ép, nóng, lạnh, đau đớn và vui thú. Trong văn chương đường thiêng liêng, sự tiếp xúc là một từ ngữ quen thuộc nơi các nhà thần bí (bậc thần nghiệm) để mô tả cảm nghiệm với Chúa bằng các từ ngữ giống như cảm giác đụng chạm. Các nét chính của sự tiếp xúc này là ý thức về gần gũi với thiên linh, và một cảm giác thoải mái hoặc nằm nghỉ trong sự hiện diện của đấng uy quyền thật sự nhưng vô hình, làm cho họ được thoả mãn nội tâm.

Toulouse
Đền thánh Toulouse. Đền thờ kính thánh Sernin ở Toulouse, Pháp. Nhà thờ này gìn giữ nhiều thánh tích, đặc biệt có thánh tích của thánh Thomas Aquinas. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ thế kỷ thứ 4. Thi hài thánh Sernin, Vị tông đồ của Toulouse và là Giám mục tiên khởi của thành phố này, được chuyển về nơi đây. Ít lâu sau đó, thi hài của các thánh Papoul, Honestus, đều là môn đệ của thánh Sernin, và thi hài của thánh Exuperius, người hoàn tất công trình thánh đường, cũng được đặt trong đền thánh. Charlemagne gửi thi hài của thánh Susanna, thánh Acisclus và chị là thánh Victoria, tức là các vị tử đạo ở Córdova, và các người tham gia cuộc Thập tự chinh thứ nhất trở về đã trao cho nhà thờ thủ cấp đáng kính của thánh Bartholomew và thi hài thánh Barnabas. Vào thời Cách mạng Pháp, thi hài của thánh Thomas Aquinas được chuyển từ tu viện Dòng Đaminh ở Toulouse vào đền thánh Sernin, và hiện nay thi hài nằm trong chiếc hòm bằng vàng và bạc ở đây. Nhiều Giáo hoàng đã đến thăm nhà thờ, và các quà tặng đã làm đẹp nhà thờ nhiều hơn. Đức Giáo Hoàng Urban VIII cho phép những ai đến viếng bảy bàn thờ của nhà thờ cũng hưởng các ơn đại xá y như họ đi viếng bảy bàn thờ của đại thánh đường Phêrô ở Roma vậy. Năm 1100 một phụng hội đặc biệt được thành lập với bổn phận được thề hứa là bảo quản tốt các thánh tích quý tại đền thánh Sernin.

Towel
Khăn, khăn lau tay. Chiếc khăn được dùng nhiều trong phụng vụ. Chiếc khăn lau tay là một phần của các dụng cụ thánh trong Thánh lễ, được linh mục dùng lau tay trong phần dâng lễ. Giám mục dùng khăn lau sau khi rửa tay, sau khi ngài ban Bí tích Thêm sức và Bí tích Truyền chức thánh. Để phân biệt, trên khăn lau tay có một hình thánh giá được thêu màu đỏ ở một góc khăn, trong khi thánh giá được thêu ở giữa khăn lau chén thánh.

Tower Of Babel
Tháp Babel. Tháp Babel là một biến cố trong Kinh thánh tượng trưng cho lòng kiêu ngạo tập thể. Một số người sống trong vùng đất Shinar đề nghị xây dựng một thành và một tháp cao lên đến tận trời. Họ kêu lên “Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng”. Nhưng Đức Yahweh không tin các động cơ hành động của họ. Người xáo trộn các ngôn ngữ của họ làm cho họ không còn hiểu nhau được nữa. Rồi họ đi tản mác khắp nơi trên mặt đất (St 11:1-9).

Tower Of David
Tháp David, Lâu đài David. Lâu đài David là một biểu tượng của Đức Trinh Nữ trong kinh cầu Đức Bà Loreto. Người Con của Đức Maria được công nhận là vinh quang của dòng dõi David, với ngôi sao thường được xuất hiện chung với lâu đài khi biểu tượng được dùng. Đức Mẹ Maria cũng là lâu đài sức mạnh chống lại mọi lạc giáo.

Tower Of Ivory
Tháp ngà. Một biểu tượng của lòng thanh sạch, vẻ đẹp và sức mạnh của Đức Trinh Nữ Maria. Biểu tượng này xuất hiện trong kinh cầu Đức Bà Loreto.

T.P.
Tempore paschali—trong mùa Phục sinh.

Tract
Tiểu luận, truyền đơn, Ca tiếp liên. Một tiểu luận ngắn gọn, thường như một tờ truyền đơn hoặc tờ rơi, về một đề tài tôn giáo. Từ ngữ này là phổ biến trong giới Công giáo và Tin lành. Còn có nghĩa là Ca tiếp liên, tức là một hoặc nhiều câu nhạc được lặp đi lặp lại trong Thánh lễ Tridentine sau Ca tiến cấp, và thay thế Alleluia trong các ngày sầu thương và sám hối, như trong các thánh lễ mùa Chay. Trong phụng vụ xét duyệt lại, ca tiếp liên là một thánh vịnh có câu đáp. (Từ nguyên Latinh tractatus, cuộc thảo luận tiểu luận; từ chữ tractare, kéo mạnh, thảo luận.)

Tractarian Movement
Phong trào tiểu luận. Đây là từ đồng nghĩa với Phong trào Oxford trong Giáo hội Anh giáo, và nó là thành phần của Giáo hội này. Các nhà lãnh đạo của Phong trào công bố các nguyên tắc đặc biệt của mình trong một loạt 90 sách mỏng, gọi là “Tiểu luận thời đại”. Trong cuốn cuối cùng, John Henry Newman cố gắng hòa giải 39 Giáo Điều của Anh giáo với các sắc lệnh của Công đồng Trent. Đây là một bước lớn trong việc Newman trở lại đạo Công giáo. Nó cũng chấm dứt Phong trào Tiểu luận vào năm 1845, mặc dầu cha mẹ nó là phong trào Oxford vẫn tiếp tục tồn tại.

Tradition
Lưu truyền, Thánh truyền, truyền thống. Nghĩa đen là “chuyển giao”, nhắc đến việc chuyển giao lời Chúa mặc khải. Do đó, nó có hai nghĩa có liên quan mật thiết với nhau nhưng khác biệt nhau. Trước tiên nó có nghĩa là Truyền thống Mặc khải, từ thuở đầu lịch sử loài người đến kết thúc thời đại các tông đồ, như được lưu truyền từ thế hệ các tín hữu này đến thế hệ các tín hữu khác, và được lưu giữ dưới sự hướng dẫn của Chúa bởi Giáo hội được Chúa Kitô thiết lập. Về kỹ thuật, Thánh truyền có nghĩa là Mặc khải được lưu truyền, là một phần của lời Chúa mặc khải nhưng không ghi lại trong Kinh Thánh. Nhắc một cách đặc biệt đến cách thức Thánh truyền được chuyển giao, Công đồng chung Vatican II nói: "Việc này đã được thực hiện một cách trung thành, một phần do các Tông đồ: hoặc qua lời giảng dạy, gương lành và các thể chế các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ miệng Chúa Kitô khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết được nhờ Chúa Thánh Thần gợi ý" (Hiến chế về Mặc khải của Thiên Chúa II, 7). (Từ nguyên Latinh traditio, chuyển giao, cung cấp, đầu hàng; sự chuyển giao: từ chữ tradere, trao.)

Traditionalism
Chủ nghĩa duy truyền thống, khuynh hướng truyền thống, chủ nghĩa bảo thủ, thủ cựu. Chủ nghĩa cho rằng mọi hiểu biết của con người về Chúa và tôn giáo phát sinh từ truyền thống. Trong hình thức cực đoan của chủ nghĩa này, chủ nghĩa bác bỏ việc lý trí có thể đi đến hiểu biết về các điều thiên linh. Nó phát sinh từ quan điểm cho rằng Chúa trước tiên thực hiện một sự mặc khải ban sơ khi loài người còn học nói. Trong mặc khải nguyên sơ này, Chúa ban cho con người mọi chân lý căn bản của tôn giáo, vốn được chuyển truyền qua các thế hệ cho đến hôm nay. Lý trí hoặc lương tri bảo đảm cho sự chuyển giao di sản này một cách không sai lạc. Mỗi cá nhân nhận sứ điệp qua lời dạy bảo của người khác. Sự hiểu biết tôn giáo chỉ tòan là sự hiểu biết đức tin. Những vị trình bày chủ nghĩa duy truyền thống trong dạng chặt chẽ nhất là Viscount de Bonald (1754-1840), Félicité de Lamennais (1782-1854), và Louis Bautain (1796-1867). Chủ nghĩa được trình bày trong dạng được điều chỉnh tốt là công lao của Augustine Bonnetty (qua đời năm 1879). Chủ nghĩa này còn được gọi là duy tín thuyết, bởi vì nó bác bỏ khả năng của lý trí trong việc đạt tới hiểu biết các vấn đề thiên linh, và nhấn mạnh thái quá về lòng tin.

Traditio Symboli
Lưu truyền tín biểu, lưu truyền kinh Tin kính. Đây là cụm từ ngữ được sử dụng thời Giáo hội sơ khai để mô tả vai trò của linh mục hoặc một người thầy khác, trong việc chuyển thông đức tin cho một người dự tòng trưởng thành đang chuẩn bị để nhận phép Rửa tội, được thực hiện chủ yếu bằng cách giải thích kinh Tin kính. Và đến phiên mình, khi chịu phép Rửa tội, người dự tòng phải đọc và tuyên xưng kinh Tin kính. Đây là điều được gọi là redditio Symboli (trả bài kinh Tin kính).

Traducianism
Thuyết di hồn, thuyết truyền sinh linh hồn. Thuyết chủ trương rằng linh hồn của một trẻ sơ sinh là do cha mẹ em truyền cho xét về thể lý. Một dạng thuyết khác cho rằng linh hồn là kết quả của một mầm vật chất giống như nguyên lý vật chất của việc sinh hạ thân xác. Một dạng khác nữa, gọi là thuyết di hồn thiêng liêng, chủ trương rằng một hạt giống thiêng liêng tách ra từ linh hồn của cha mẹ là hạt mầm của linh hồn mới cho đứa trẻ. Thuyết này đi ngược với giáo lý công giáo, vốn chủ trương rằng linh hồn mỗi người là do Chúa tạo ra theo từng cá nhân và riêng biệt lúc thụ thai.

Transcendence
Siêu việt tính. Là sự trổi vượt xuất sắc, vốn có thể là tương đối hoặc tuyệt đối. Siêu việt tính là tương đối khi nó vượt qua xuất sắc một số lòai thấp hơn nó, chẳng hạn bản tính con người là siêu việt so với các thụ tạo không có lý trí. Siêu việt tính tuyệt đối là khi nó vượt qua xuất sắc mọi hữu thể xét về hữu thể và hoạt động. Chỉ có Chúa là Đấng siêu việt tuyệt đối; siêu việt trong hữu thể, bởi vì Chúa là Hữu thể hoàn hảo và vô biên, không thay đổi; siêu việt trong họat động bởi vì Chúa là tự hữu, là Nguyên nhân Đệ nhất mà mọi tạo vật phải tùy thuộc vào cho mọi họat động của chúng, dù nhỏ đến đâu.

Transcendentals
Tiên nghiệm thuộc tính, tiên nghiệm, siêu nghiệm. Trong triết học kinh viện, các thuộc tính này là chung cho mọi lòai, và cho mọi khác biệt giữa chúng với nhau. Các thuộc tính này không bị giới hạn vào lọai, lớp, hoặc cá nhân. Các thuộc tính cổ điển là vật (res), hiện hữu (ens), cái gì đó (aliquid), duy nhất (unum), chân (verum), thiện (bonum), và theo một số triết gia, mỹ (pulchrum).

Transept
Gian ngang nhà thờ, cánh ngang. Phần nhà thờ nằm ngang phần chính, vuông góc với nhau, và gồm có phần cấu trúc lớn ngay trước hậu cung.

Transfiguration Of Our Lord
Chúa hiển dung, Chúa biến hình. Sự tỏ lộ vinh quang của dung mạo Chúa trước khi Người Sống lại. Việc này xảy ra trứơc mặt các thánh tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Đang khi Người cầu nguyện trên núi, bỗng chốc "dung mạo Người sáng như mặt trời" trong khi "y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa." Các chứng nhân khiếp sợ trên nhìn thấy Moses và Eligah hiện ra trước mặt họ và đàm đạo với Chúa Giêsu và nghe tiếng Chúa Cha. Thị kiến phi thường này biến mất nhanh cũng như khi xuất hiện (Lc 9:28-36; Mt 17:1-8; Mc 9:2-8). Giáo hội mừng biến cố này như một lễ vào ngày 6-8 hàng năm. (Từ nguyên Latinh transfigurare: chuyển-, đổi + figura, khuôn mặt.)

Transfinalization
Chuyển đổi cứu cánh, sự hoán chuyển mục tiêu. Quan điểm nhìn Chúa Kitô hiện diện trong phép Thánh Thể như là mục đích hoặc cứu cánh của bánh và rượu, sau khi Truyền phép. Bánh và rượu được cho là phục vụ một chức năng mới, như là của thánh để nâng lòng tin của tín hữu trong mầu nhiệm tình yêu cứu chuộc của Đức Kitô. Cũng như sự biến đổi ý nghĩa, lý thuyết này bị Đức Giáo hòang Phaolô VI kết án trong thông điệp Mysterium Fedei (1965), nếu sự chuyển đổi cứu cánh được dùng để chối bỏ sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở thành mình và máu Chúa Kitô. (Từ nguyên Latinh trans-, chuyển + finis, điểm cuối; mục đích, mục tiêu.)

Transformation
Biến đổi, biến tính. Một từ ngữ được dùng, đặc biệt bởi các Giáo phụ Hy Lạp, để mô tả điều xảy ra trong Thánh lễ khi bánh và rượu trở nên mình và máu Chúa Kitô. Tuy nhiên thánh Thomas Aquinas nói rõ rằng "sự biến đổi này không theo mô thức, nhưng theo bản thể" (Summa Theologica, III, 75, 4). Đây là sự thay đổi hữu thể học trong bản thể xảy ra lúc Truyền phép. (Từ nguyên Latinh trans-, chuyển + forma, hình dạng: transformare, thay hình hoặc thay dạng.)

Transignification
Sự biến đổi ý nghĩa, biến nghĩa, chuyển đổi ý nghĩa. Quan điểm nhìn sự hiện diện của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể như là ý nghĩa mới của bánh và rượu, khi bánh rượu được Truyền phép. Bánh rượu được truyền phép được cho là có ý nghĩa rằng mọi tín hữu liên kết với Bữa Tiệc ly; chúng có giá trị cao hơn so với thức ăn bình thường cho cơ thể. Thuyết biến đổi ý nghĩa bị Đức Giáo hoàng Phaolô VI lên án trong thông điệp Mysterium Fedei (1965), nếu nó được hiểu là chối bỏ sự biến đổi bản thể của bánh và rượu. (Từ nguyên Latinh trans-, chuyển + significatio, ý nghĩa, biến ý nghĩa: transignificatio.)

Transitional Diaconate
Chức phó tế chuyển tiếp. Tình trạng tạm thời của một người đang hướng tới chức linh mục. Trước khi được truyền chức phó tế, người này phải quyết định liệu mình sẽ gia nhập hàng phó tế chuyển tiếp hay phó tế vĩnh viễn. Người này cũng phải quyết định liệu sẽ kết hôn hay sống độc thân. Một khi đã được truyền chức phó tế, người này không thể kết hôn và sẽ tiếp tục làm công tác mục vụ của Giáo hội.

Translation
Di chuyển, chuyển đời, dời ngày lễ, thuyên chuyển. Sự di chuyển trọng thể di hài của một thánh nhân từ một đền thờ này đến một đền thờ khác, nơi di hài có chỗ an nghỉ cuối cùng. Trước đây lễ phụng vụ cũ của Nhà thánh Loreto cũng được gọi là một sự chuyển dời, và từ ngữ này cũng được dùng để chỉ việc dời một lễ sang một ngày khác, khi lễ này rơi vào ngày chủ nhật, hoặc một giáo sĩ thuyên chuyển từ chỗ này sang chỗ kia.

Transmutation
Chuyển hóa. Từ ngữ được một số Giáo phụ sử dụng, chẳng hạn thánh Gregory of Nyssa (331-?396), để mô tả sự thay đổi diễn ra khi Truyền phép trong thánh lễ. (Từ nguyên Latinh transmutatio, thay đổi; transmutare, đổi, chuyển đổi.)

Transplantation Of Organs
Ghép bộ phận cơ thể. Việc chuyển một bộ phận từ cơ thể này, hoặc phần cơ thể này, sang cơ thể khác. Nói chung, việc ghép bộ phận cơ thể từ người sống là được phép khi lợi ích cho người thụ hưởng là tỉ lệ với mất mát của người hiến tặng. Nhưng luôn kèm theo điều kiện là sự mất bộ phận này không ảnh hưởng đến sự sống của người hiến tặng hoặc hoạt động tòan thể của cơ thể. Về việc ghép các bộ phận quan trọng, chẳng hạn tim, có hai vấn đề cần quan tâm. Một là biết chính xác khi nào người kia qua đời. Hai là hiệu quả của việc ghép, nếu bộ phận được ghép từ một thân thể đã chết. Nỗ lực y khoa là đóan trước cái chết để bảo đảm việc ghép bộ phận thành công.