Giáo Xứ chìm trong lụt
Cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Trung Bắc Việt Nam chiều ngày 24/05 vừa qua, đài khí tượng Việt nam báo sai thời gian, không có sự chuẩn bị nên xảy ra hậu quả sự tàn phá của nó thật ghê gớm. Hơn chục người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại, hàng vạn con người đêm nay đang chịu cảnh màn trời chiếu đất hoặc nằm trong mưa lạnh mà không ngủ được, hay đã sơ tán mà lòng thấp thỏm, quặn thắt với cơ ngơi bị tàn phá…cơ sở hạ tầng của một dải đất Nghệ An bị phá hoại nặng nề, đặc biệt khu trung tâm bão, Huyện nghi Lộc, và vùng Cửa Lò, Nghi Phong, Nghi Đức … chính tôi là một linh mục thường xuyên cứu trợ các trận bão lụt miền trung trong những năm qua, nhưng chưa bao giờ chứng kiến sự sỡ hại, và tuyệt vọng bơ vơ không nơi nương tựa và cái chết kề bên, khi quần áo đẫm ướt ngồi co ro dưới chân một bứa tường mà tôi cho răng là kiên cố. Quả là sự giận dữ của thiên nhiên thật kinh hoàng. Những diễn biễn và hình ảnh về sự tàn phá của cơn bão ngay trước mắt toi nhìn thấy, cơn lốc dường như xoay quanh một quỹ đạo la nơi tôi trú ẩn, rầm một cái, garage sập, chiếc xe mà tôi thường chạy cứu trợ nằm oẹp dưới khung sắt đồ sộ của căn nhà, chưa hết kinh hoàng, bức tường sau nhà ập đổ làm rung chuyển nền đất như một địa chấn, tôn và sắt bay khắp vườn tôi biết chạy đường nào cho an toàn, trong nhà đầy nước nhưng mọi người cũng tìm chồ an toàn nhưng biết đâu là an toàn, căn nhà đang ở bị tốc ngói ném xuống rào rào như trận pháo kích, ném qua trần nhà với sức nặng đổ xuống nhà. Tôi biết đây là giờ phút chót phải quyết định cho moi người trong nhà, tập trung ở trụ cột tôi đang đứng trong mưa để chịu phép xứ dầu. Xức dầu cho mọi người xong thì bức tường bên cạnh nhà đổ ập gây chấn động manh nhiều người nghĩ đến tận thế.

Cơn bão 3 người ta thấy có những điều khác hơn so với những cơn bão trước, khi cơn bão sắp đến rất êm đềm, ai cũng tưởng như cơn bão số 2 chỉ thăm viếng phút chốc rồi đi, dẫu vây người ta cũng đã chuẩn bị mọi phương án để chống bão, sự khác biệt ở sức gió và cường độ xoáy của gió như một điệu luân vũ, sự tàn phá khi bão đi qua không chỉ đè bẹp cây cối một hướng mà vặn cây theo một vòng tròn, chính vì vậy mà các mái ngói bị tốc lên rôi lại gieo xuống như mưa. Không thể định hướng được để chống đỡ mà chẳng biết chạy nơi nào để thoát thân.

Ruộng lúa thành biển hồ
Người xưa thường có câu: “Nước lụt thì lút cả làng…”, có một ý nghĩa rằng Thiên tai là tai họa chung của tất cả mọi người, không của riêng ai. Nhưng, không hoàn toàn như thế, điều bình thường đó đã không còn đúng ở VN hiện nay: Những hậu quả của Thiên tai, không phải là một món quà đắng chia đều cho tất cả mọi người. Những người chịu hậu quả nặng nề nhất lại chính là những người dân nghèo. Những người dân cần mẫn, một sương hai nắng vắt mũi không đủ đút miệng, họ là những người chịu hậu quả nhiều nhất. Vì sao vậy: Chính vì họ là những người nghèo khổ, nhà cửa không thể làm kiên cố, giõ bão mới vào đã sập, họ ở ngay mép sông, mép biển, nước vừa lên đã ngập… Đêm nay, hàng vạn con người đó đang trong cảnh màn trời, chiếu đất, đói rét và những cơn bão trong lòng hành hạ họ. Trong hàng vạn con người đang chịu hậu quả cơn bão, mất mát hết tài sản, chết người, bị thương…nhiều em bé không còn áo quần sách vở đến trường như chúng bạn.

Hậu quả cơn bão đi qua để lại di chứng không chỉ là một tháng, một năm, người dân vốn đã bần cùng càng bần cùng thêm. Mùa lúa năm trước mất trọn vì sâu rầy, không còn tiền mua giống, cha xứ mới cấp phát tiền lúa giống cho dân nghèo, hở hở vui mừng cùng nhau gieo trạ, lúa lên được một gang thì ngâm trong lụt. Đúng là đất cày lên sỏi đá. Đất đọa nông dân xứ Nghệ đến cứng chân. Họ cần sự giúp đỡ của mọi người trong nước và trên thế giới để qua cơn hoạn nạn.

Hằng trăm căn nhà bị mất nóc
Đã là nạn nhân, dù đối đầu với một thiên tai nhân họa nào, bất cứ họ ở đâu trên quả địa cầu nầy đều đáng thương như nhau, đặc biệt là người Việt Nam, có lẽ họ chưa thoát khỏi cảnh nghèo, niềm vui đâu có mà trọn vẹn thì thiên tai chợt đến, làm họ mất tất cả, tài sản lẩn sinh mạng, nếu người mất đi là cột trụ của gia đình, dĩ nhiên họ mất luôn môi trường sống, trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế nầy, tương lai họ sẽ đi vào ngõ cụt, quả là một tai hoạ từ trên trời ụp xuống. ..

Nhờ lòng từ tâm của quý vị, có thể họ sẽ được nhận một vài triệu đồng VN, một ít gạo, mì gói v.v... để sống qua cơn họan nạn, muốn làm lại từ đầu thì bằng cách nào? tiền bảo hiểm về Bảo Lụt đương nhiên không có rồi, nhờ vào chánh quyền ư? tóm lại, họ sẽ đương đầu với khó khăn chồng chất, với những đống đỗ nát ngỗn ngang, tuơng lai của họ sẽ đi vào đâu, có lẽ họ sẽ đi vào ngõ xâu cùng khổ, trước mắt họ chĩ là những tai hoạ và tai họa. ..

Phong ba bão táp là thiên tai và cũng là tai họa cho những người dân lành nghèo khổ. Người dân lành VN thật sự là lầm than khốn khổ lắm rồi. Họ chỉ biết nghe ngóng về những dự án Ngàn Năm Thăng Long, nhưng suốt cuộc đời của họ có bao giờ có tiền để đi một chuyến Hà Nội. Họ vui mừng cho những thành tựu của nền văn minh thế giới nhưng họ đâu biết châu Mỹ là gì? Châu Âu ở đâu?

Tổng thiệt hại trong vùng Nghi Phong và giáo xứ Làng Anh: 124 căn nhà sập mái, 10 héc ta ruộng lúa bị ngập nước hư toàn diện. Sau cơn bão bị dịch chết nhiều trâu bò và gia suc gia cầm.

Nếu có ai muốn giúp đỡ cho người dân Nghi Phong đặc biệt giáo xứ Làng Anh. Xin liên lạc về địa chỉ:

Tòa Giám Muc Xã Đoài

Linh mục Trần Xuân Nhàn,

Nhà thờ Làng Anh, xã Nghi Phong,

Huyện Nghi Lộc, Tinh Nghệ An, Việt Nam.